Tiểu Luận Kiểm toán Nhà nước - Công cụ đắc lực trợ giúp Quốc hội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC - CÔNG CỤ ĐẶC LỰC TRỢ GIÚP QUỐC HỘI
    A- PHẦN MỞ ĐẦU


    Trong những năm gần đây, sự vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu đáng kể. Song, bên cạnh đó còn bộc lộ nhiều mặt trái của nó, đòi hỏi chúng ta phải có những nguyên tắc, hình thức và phương pháp quản lí phù hợp. Thực tiễn hơn 15 năm đổi mới, mặt trái của nền kinh tế thị trường càng bộc lộ rõ, sâu sắc, nổi cộm và nhức nhối nhất là nạn tham nhũng, lãng phí tài sản quốc gia có xu hướng ngày một tăng lên; tình trạng trốn, lậu thuế, nợ đọng và chiếm dụng thuế còn phổ biến; nhiều họạt động của doanh nghiệp còn nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nước; việc chi tiêu sai mục đích, sai chế độ vẫn không giảm bớt


    Thực tiễn đó đã đòi hỏi phải tăng cường sự kiểm soát của nhà nước trong việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước và tài sản quốc gia. Công cụ quan trọng nhất, đắc lực nhất trợ giúp nhà nước là Kiểm toán Nhà nước (KTNN). Vì thế, ngày 11/7/1994 Chính phủ đã ban hành nghị định số 70/CP tạo lập cơ sở pháp lý cho KTNN ra đời. Việc ra đời của KTNN là tất yếu,là sản phẩm của quá trình đổi mới ,nó hoàn toàn phù hợp với xu hướng cải cách hành chính ở nước ta và phù hợp với thông lệ quốc tế.


    KTNN- một ngành còn khá mới mẻ mà lại là công cụ quan trọng trợ giúp Quộc hội, nên KTNN phải đạt được những thành tựu về khoa học, phải có sự tham gia của nhiều cấp nhiều ngành. Nhận thấy được sự cần thiết đó, và là một sinh viên chuyên ngành, em đã mạnh dạn tìm hiểu nghiên cứu vấn đề này. Trong phạm vi bài viết, em xin được đề cập đến một số nội dung về KTNN trong việc giúp Quốc hội thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình, các nội dung chính như sau:

    I. Tổng quan về KTNN​II. Mối quan hệ giữa Quốc hội và KTNN ​III. Hoạt động của KTNN trong việc trợ giúp Quốc hội ​IV. Những thành tựu và hạn chế​V. Định hướng và giải pháp

    ​Với sự cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu, sáng tạo của bản thân và sự hướng dẫn rất nhiệt tình của Thầy giáo Trần Mạnh Dũng, em đã hoàn thành Đề án môn học với đề tài: "Kiểm toán Nhà nước - Công cụ đắc lực trợ giúp Quốc hội" theo đúng thời gian qui định. Song, do thời gian quá gấp và trình độ còn hạn chế nên bài viết không thể tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót. Em rất mong được thầy góp ý kiến để bài viết sau được hoàn chỉnh hơn.


    MỤC LỤC
    A- Phần mở đầu 1
    B. Phần mở đầu 3
    I. Tổng quan về KTNN 3
    1. Sự ra đời và phát triển của KTNN 3
    2. Bản chất và chức năng của Kiểm toán Nhà nước 4
    2.1. Chức năng, nguyên tắc hoạt động của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam 4
    2.3. Nguyên tắc hoạt động 5
    3. Nhiệm vụ và quỳên hạn của Kiểm toán Nhà nước 6
    3.1. Kiểm toán Nhà nước có những nhiệm vụ cơ bản sau 6
    3.2. Quyền hạn của cơ quan Kiểm toán Nhà nước 7
    4. Tính chất của hoạt động Kiểm toán Nhà nước và trách nhiệm của Kiểm toán Nhà nước và các đơn vị được kiểm toán 8
    4.1. Các cuộc kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước mang tính chất bắt buộc 8
    4.2. Trách nhiệm của các đơn vị được Kiểm toán Nhà nước kiểm toán 8
    5. Mô hình bộ máy Kiểm toán Nhà nước 9
    5.1. Tổ chức bộ máy 9
    5.2. Mô hình xử lý các quan hệ 10
    II. Mối liên hệ về vị trí pháp lý của cơ quan kiểm toán nhà nước và quốc hội 13
    1. Vị trí và vai trò của Quốc Hội 13
    2. Vị trí pháp lý của cơ quan Kiểm toán Nhà nước 14
    III. Hoạt động của kiểm toán nhà nước trong việc trợ giúp quốc hội 15
    IV. Những thành tựu và hạn chế 22
    1. Những thành tựu của Kiểm toán Nhà nước trong công việc trợ giúp Quốc hội 22
    2. Những hạn chế của KTNN trong công việc trợ giúp Quốc hội 25
    V. Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động trợ giúp Quốc hội của KTNN 29
    C - Kết luận 36
    Danh mục tài liệu tham khảo 37
     
Đang tải...