Luận Văn Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong kiểm toán báo cáo tài chính


    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường, Kiểm toán đã trở thành nhu cầu tất yếu đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và chất lượng quản lý của các Doanh nghiệp. Tại Việt Nam, hoạt động Kiểm toán đã không ngừng phát triển cả về quy mô, chất lượng, cũng như các lĩnh vực được Kiểm toán. Những Công ty Kiểm toán độc lập ra đời đã khẳng định được vị thế của ngành Kiểm toán ở nước ta. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường việc Kiểm toán trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với thông tin tài chính của các Doanh nghiệp.
    Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần kiểm toán - Tư vấn thuế em nhận thấy chu trình hàng tồn kho là một trong những chu trình phức tạp, dễ xảy ra gian lận và thường được Kiểm toán Công ty chú trọng trong các cuộc Kiểm toán báo cáo Tài chính. Vì vậy, em đã chọn đề tài :"Hoàn thiện Kiểm toán chu trình hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế" làm chuyên đề báo cáo thực tập của mình. Mục tiêu của báo cáo thực tập là dựa trên lý luận chung về Kiểm toán Chu trình hàng tồn kho trong quy trình Kiểm toán báo cáo tài chính và thực tế Kiểm toán Chu trình hàng tồn kho do Công ty cổ phần Kiểm toán - Tư vấn thuế thực hiện ở một để tiến hành đối chiếu giữa lý thuyết và thực tế, từ đó đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện công tác Kiểm toán Hàng tồn kho trong Kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty.






    PHẦN 1
    CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KIỂM TOÁN CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
    I - CHU TRÌNH HÀNG TỒN KHO VỚI VẤN ĐỀ KIỂM TOÁN
    1. Bản chất và chức năng của chu trình hàng tồn kho ảnh hưởng tới công tác Kiểm toán.
    1.1. Đặc điểm chung về chu trình hàng tồn kho
    -Hàng tồn kho là tài sản lưu động của Doanh nghiệp biểu hiện dưới dạng vật chất cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào loại hình Doanh nghiệp và đặc điểm hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp thương mại bao gồm: hàng hoá dự trữ cho lưu thông ( kể cả số hàng đem gửi bán hoặc là hàng hoá đang đi đường ). Hàng tồn kho trong Doanh nghiệp sản xuất gồm: Nguyên vật liệu, Công cụ dự trữ cho quá trình sản xuất, Thành phẩm, Sản phẩm hoàn thành, Sản phẩm dở dang và Hàng gửi bán hoặc là Hàng đang đi đường.
    - Hàng tồn kho có các đặc điểm:
    + Hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán vì vậy ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong năm.
    + Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn so với tổng tài sản lưu động trong Doanh nghiệp bao gồm nhiều chủng loại và quá trình quản lý rất phức tạp.
    + Hàng tồn kho được đánh giá thông qua số lượng chất lượng, tình trạng hàng tồn kho.
    + Hàng tồn kho đượ bảo quản cất trữ ở nhiều nới khác nhau nhiều đối tượng quản lý khác nhau có đắc điểm bảo quản khác nhau điều này dẫn tới kiểm soát đối với hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn.
    - Chu trình vận đông của hàng tồn kho bắt đầu từ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sang sản phẩm dở dang rồi đến thành phẩm hàng hoá. Sự vận động của hàng tồn kho ảnh hưởng tới nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính như chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất chung, giá vốn hàng bán, chi phí sản phẩm dở dang, dự phòng giảm giá hàng tồn kho Là những chỉ tiêu thể hiện tình hình sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển của Doanh nghiệp. Khi thực hiện Kiểm toán thì chu trình hàng tồn kho luôn là một chu trình Kiểm toán quan trọng trong Kiểm toán báo cáo tài chính.
    1.2. Chức năng của chu trình.
    Chức năng mua hàng
    Khi có nhu cầu mua hàng thì các bộ phận có liên quan sẽ lập phiếu đề nghị mua hàng. Sau khi phiếu đề nghị mua hàng được phê chuẩn bộ phận cung ứng sẽ lập đơn đặt hàng và gửi cho nhà cung cấp đã lựa chọn.
    Phiếu yêu cầu mua hàng do bộ phận có trách nhiệm lập (như bộ phận vật tư). Phiếu được lập theo kế hoạch sản xuất hoặc lập đột xuất.
    Đơn đặt hàng: Căn cứ vào phiếu đề nghị mua hàng đã được phê chuẩn của Giám đốc (hoặc người phụ trách) bộ phận mua hàng lập đơn đặt hàng để gửi cho nhà cung cấp. Mẫu của đơn đặt hàng được thiết kế sẵn có đầy đủ các cột cần thiết nhằm hạn chế tối đa các sai sót.
    Chức năng nhận hàng
    Khi bên nhà cung cấp giao hàng bộ phận nhận hàng sẽ dựa trên đơn đặt hàng để kiểm tra về mẫu mã, số lượng, chủng loại, quy cách, phẩm chất và thời gian gia hàng, cuối cùng trưởng nhóm phải lập biên bản kiểm nhận hàng. Bộ phận nhận hàng phải độc lập với bộ phận kho và bộ phận kế toán.
    Chức năng lưu kho
    Hàng được chuyển tới kho và hàng sẽ được kiểm tra về chất lượng, số lượng và sau đó cho nhập kho. Mỗi khi nhập đủ kho thủ kho phải lập phiếu nhập kho và sau đó bộ phận kho phải thông báo cho phòng kế toán về số lượng hàng nhận và cho nhập kho.
     
Đang tải...