Luận Văn Kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp Việt NamPHẦN I

    CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN BÁO CÁO
    TÀI CHÍNH CHO CÁC DNVVN

    Mục tiêu:
    Phần I của Luận văn trình bày những vấn đề chung nhất về kiểm toán tài chính các DNVVN, với mục tiêu làm tiền đề cho công tác tổ chức kiểm toán trong thực tế:

    Nội dung:
    Phần thứ nhất của đề tài bao gồm 2 nội dung chính:
    - Một số khái niệm chung về kiểm toán tài chính , mục tiêu, phương pháp và quy trình kiểm toán tài chính
    - Phân tích các đặc thù của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và những ảnh hưởng tới công tác tổ chức kiểm toán

    I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CHUNG:

    1. Kiểm toán tài chính :

    1.1. Khái niệm:

    Hoạt động kiểm toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế, nó góp phần quan trọng vào việc xây dựng và củng cố nền nếp tài chính kế toán trong các khu vực kinh tế. Với ý nghĩa đó, hoạt động kiểm toán đã và đang phát triển đa dạng, rộng khắp và ngày càng đi vào quy mô. Theo chức năng cụ thể của kiểm toán, hoạt động kiểm toán được chia thành ba loại cơ bản là:
    - Kiểm toán tài chính .
    - Kiểm toán tuân thủ.
    - Kiểm toán hoạt động.
    Mỗi loại hình kiểm toán mang những đặc trưng riêng, trong giới hạn luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động kiểm toán tài chính trong hệ thống kiểm toán nói chung:
    “ Kiểm toán tài chính là sự xác minh và bày tỏ ý kiến về những bảng khai tài chính do kiểm toán viên được bổ nhiệm để thực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liên quan”( tài liệu tham khảo số 1)

    Trong hệ thống kiểm toán, kiểm toán tài chính được xem như hoạt động đặc trưng nhất mà chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến được thể hiện rõ nét nhất.

    Tính chất đặc trưng của kiểm toán tài chính bắt nguồn từ đối tượng kiểm toán và từ quan hệ chủ thể-khách thể kiểm toán.

    * Đối tượng kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính , trong đó bộ phận quan trọng nhất là các báo cáo tài chính .
    “ Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được chấp nhận ), phản ánh các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu của đơn vị đó.” (Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 )
    Ngoài ra, bảng khai tài chính còn bao gồm các bảng kê khai mang tính pháp lý như: Bảng kê khai tài sản cá nhân, bảng kê khai tài sản đặc biệt

    Nói đến đối tượng kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính là nói tới quan hệ trực tiếp, nhưng xét trên khía cạnh lý luận và thực tiễn, để thực hiện chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến về bảng khai tài chính không thể tách rời các tài liêụ kế toán , các hoạt động kinh doanh của đơn vị nhằm xác minh cụ thể từng khoản mục, chu trình và các mối quan hệ kinh tế phát sinh.

    Ngoài các mối quan hệ nội tại, bảng khai tài chính còn chứa đựng nhiều mối quan hệ về tài chính và về quản lý cũng như tác động tới mối quan hệ chủ thể -khách thể kiểm toán.

    * Trong kiểm toán tài chính , chủ thể của kiểm toán chủ yếu là kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước. Trong một số ít trường hợp, kiểm toán nội bộ cũng thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính . Trên thực tế, công việc kiểm toán báo cáo tài chính thường do các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện để phục vụ cho các nhà quản lý, chính phủ, các ngân hàng , chủ đầu tư Theo đó, các khách thể kiểm toán tài chính chủ yếu là các doanh nghiệp , cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh các bảng khai tài chính . Nói cách khác, khách thể kiểm toán tài chính là một thực thể kinh tế độc lập. Từ sự phân tích trên có thể thấy, mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể kiểm toán là mối quan hệ ngoại kiểm, qua đó chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến được thực hiện một cách khách quan, làm cho hoạt động kiểm toán tài chính mang tính độc lập và hiệu qủa cao.

    1.2. Mục tiêu của kiểm toán tài chính :

    Cũng như mọi hoạt động khác, hoạt động kiểm toán cũng có những tiêu điểm cần hướng tới. Đặc biệt đối với hoạt động mang tính chất đặc trưng như kiểm toán tài chính , việc xác định mục tiêu kiểm toán khoa học sẽ giúp kiểm toán viên thực hiện đúng hướng và có hiệu quả công tác kiểm toán. Hệ thống mục tiêu kiểm toán tài chính được phân thành hai loại:

    1.2.1.Mục Tiêu Kiểm toán Chung:

    Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200:
    “ Mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính là giúp kiểm toán viên và công ty đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hoặc đựơc chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính trên các khía cạnh trọng yếu khác ?

    Như vậy, thông qua việc xác định mục tiêu kiểm toán, một mặt công ty kiểm toán đưa ra được những kết luận kiểm toán một cách chính xác khoa học, mặt khác mục tiêu kiểm toán tài chính sẽ giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị.

    Để đạt được tính trung trực, hợp lý của việc xác minh và bày tỏ ý kiến về toàn bộ báo cáo tài chính , cần phải hướng tới các mục tiêu cụ thể gắn với các phương pháp kế toán trong quan hệ trực tiếp với việc hình thành các báo cáo này. Theo đó, hệ thống mục tiêu kiểm toán báo cáo tài chính hướng tới là:
    - Tính có thực của thông tin với ý nghĩa các thông tin phản ánh tài sản hoặc vốn phải được đảm bảo bằn sự tồn tại của tài sản, vốn hoặc tính thực tế xẩy ra của nguồn.
    - Tính toàn vẹn ( đầy đủ ) của thông tin với ý nghĩa thông tin phản ánh trên bảng khai tài chính không bị bỏ sót của quá trình xử lý.
    - Tính đúng đắn của việc tính giá với ý nghĩa gía tài sản cũng như giá phí đều đựoc tính theo phương pháp kế toán là giá thực tế đơn vị phải chi ra để mua hoặc thực hiện các hoạt động.
    - Tính cơ học của các phép tính số học cộng dồn cũng như chuyển sổ sang trang trong công nghệ kế toán .
    - Mục tiêu phân loại và trình bày với ý nghĩa tuân thủ các quy định cụ thể của phân loại tài sản và vốn cũng như các quá trình kinh doanh, qua hệ thống tài khoản tổng hợp và chi tiết cùng việc phản ánh các quan hệ đối ứng để có thông tin hình thành báo cáo tài chính tổng hợp đặc thù phải được giải trình rõ ràng.

    1.2.2. Mục tiêu kiểm toán đặc thù:

    Các mục tiêu kiểm toán chung được áp dụng cho tất cả các số dư tài khoản nhằm cung cấp một bố cục giúp kiểm toán viên tập hợp đầy đủ bằng chứng cần thiết để đưa ra ý kiến kết luận. Tuy nhiên, việc kiểm tra báo cáo tài chính được tiếp cận theo từng phần hành, khoản mục cụ thể và mỗi cuộc kiểm toán có những đặc thù riêng. Vì vậy vấn đề quan trọng là phải cụ thể hoá các mục tiêu chung vào các phần hành cụ thể để xác định các mục kiểm toán đặc thù. Mục tiêu đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục, hay phần hành cùng cách phản ánh theo dõi chung của hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ. Mỗi mục tiêu chung cần có nhiều nhất một mục tiêu đặc thù tương ứng.

    Mặt khác, việc xác định mục tiêu đặc thù còn tuỳ thuộc vào tình huống cụ thể và phán đoán của kiểm toán viên.Theo đó, sự tương ứng giữa mỗi mục tiêu kiểm toán chung với một hoặc nhiều mục tiêu đặc thù thích hợp phaỉ được hoạch định trên cơ sở các mục tiêu kiểm toán chung và các đặc điểm của khoản mục, phần hành kiểm toán, đặc điểm tổ chức hệ thống kế toán của đơn vị.

    Theo đó, có thể biểu đạt mối quan hệ giữa mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù như sơ đồ sau:

    Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu
    kiểm toán đặc thù
     
Đang tải...