Luận Văn Kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiểm soát vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài


    MỞĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Tính đến cuối năm 2007, cả nước có trên 9.500 dự án đầu tư nước ngoài được
    cấp giấy phép đầu tư với vốn đăng ký trên 98 tỷ USD. Cũng như các nước đang phát
    triển trên thế giới, Việt Nam cũng trải qua hai làn sóng nước ngoài đổ vào. Làn sóng
    thứ nhất khởi đầu từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới, khi Quốc hội khoá VIII thông
    qua Luật đầu tư nước ngoài, tạo cơ sở pháp lý cho thu hút đầu tư nước ngoài, đạt đỉnh
    cao vào năm 1996, sau đó giảm dần vì chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính
    Đông Á 1997 – 1998. Làn sóng thứ hai bắt đầu từ năm 2000, tăng mạnh vào năm 2006
    và đặc biệt là năm 2007, khi vốn FDI đăng ký đạt kỷ lục ở mức 20,3 tỷ USD.
    Ngoài vốn FDI, ODA, kiều hối, dòng vốn đầu tư gián tiếp (FPI) vào Việt Nam
    đã được cải thiện, số lượng và quy mô hoạt động của các quỹ đầu tư nước ngoài tại
    Việt Nam tăng đáng kể.
    Đây là nguồn vốn quan trọng có tác dụng tăng tổng lượng vốn cần thiết cho Việt
    Nam phát triển, trực tiếp thúc đẩy thị trường chứng khoán và tạo ra sự hấp dẫn cổ
    phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên tác động tiêu cực của nó tới nền kinh tế lại rất lớn,
    không chỉ dừng ở khả năng mua bán, sáp nhập, thôn tính doanh nghiệp, tăng hoạt động
    đầu cơ mà có thể gây đổ vỡ thị trường tài chính nếu nhà đầu tư đồng loạt rút vốn. Vì
    vậy Việt Nam cần đến những biện pháp để kiểm soát dòng vốn vào và ngăn ngừa sự
    đảo ngược của dòng vốn này.
    2. Mục tiêu của đề tài
    Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm phân tích thực trạng vốn đầu tư gián tiếp
    trong những năm qua trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Trên cơ sở những tác
    động và hậu quả của dòng vốn này, đề tài sẽ đề xuất những giải pháp hoàn thiện hơn
    cho việc kiểm soát dòng vốn FPI trên TTCK Việt Nam.
    3. Hệ thống phương pháp nghiên cứu 2
    Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, kế thừa có chọn lọc đồng thời vận
    dụng cơ sở lý luận để tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng FPI cũng như những
    giải pháp thiết thực nhằm kiểm soát dòng vốn này trên TTCK Việt Nam thời kỳ hậu
    WTO.
    4. Kết cấu đề tài
    Đề tài gồm có 3 chương chính:
    ã Chương 1: Tổng quan về dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường
    chứng khoán Việt Nam
    ã Chương 2: Thực trạng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường chứng
    khoán Việt Nam
    ã Chương 3: Giải pháp kiểm soát dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua
    thị trường chứng khoán Việt Nam.3
    CHƯƠNG 1
    TỔNG QUAN VỀ DÒNG VỐN ĐẦU TƯ GIÁN TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN
    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
    1.1. Đầu tư gián tiếp nước ngoài
    1.1.1. Khái niệm
    Theo luật đầu tư năm 2005 của Việt Nam thì đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình
    thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác;
    quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà
    đầu tư không tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
    1.1.2. Tầm quan trọng của vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
    Đầu tư gián tiếp đã hình thành và phát triển từ lâu ở Mỹ và các nước Châu Âu,
    nơi có thị trường tài chính phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Loại hình đầu tư này đã
    mở ra cho các doanh nghiệp cách thức tiếp cận với các nguồn vốn mới bên cạnh các
    nguồn vốn truyền thống, góp phần vào việc thúc đẩy kinh tế phát triển, đồng thời cũng
    thúc đẩy đầu tư trên thế giới phát triển theo một xu thế mới.
    Khác với đầu tư trực tiếp nước ngoài là đóng góp cho ngành sản xuất công
    nghiệp, tăng kim ngạch xuất khẩu và tạo công ăn việc làm. Nhưng nguồn vốn này lại
    không tác động được tới các doanh nghiệp Việt Nam thì đầu tư gián tiếp nước ngoài có
    thể giúp vốn cho các doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng
    cao năng lực cạnh tranh. Chính vì thế đầu tư gián tiếp nước ngoài rất quan trọng đối
    với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn. Ngoài việc tiếp cận được với các
    nguồn vốn mới, doanh nghiệp còn tiếp cận được với kỹ thuật sản xuất và điều hành tiên
    tiến để thúc đẩy sự phát triển kinh doanh. Do đó, các nguồn vốn gián tiếp có thể giúp
    các doanh nghiệp trong nước tăng trưởng nhanh, tiến tới việc hình thành các tập đoàn
    đa quốc gia mang thương hiệu Việt Nam trong tương lai.
    Tại Việt Nam đã có khá nhiều công ty (do người Việt Nam nắm toàn bộ quyền
    chi phối về quản lý) thành công trong kinh doanh như Vinamilk, Bảo Minh, REE, Kinh 4
    Đô, ACB, Sacombank Các công ty này đều có sự tham gia đông đảo của công chúng
    đầu tư trong nước cùng với đầu tư gián tiếp của các tổ chức tài chính nước ngoài.
    Nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong
    sự phát triển của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Nó thúc đẩy sự phát
    triển của nền kinh tế và doanh nghiệp. Để thu hút được nguồn vốn đầu tư gián tiếp
    nước ngoài thì phải có sự đổi mới trong bản thân nền kinh tế, đổi mới thể chế kinh tế,
    thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển. Các doanh nghiệp cũng cần phải cải tiến
    công nghệ, áp dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động, sản
    lượng.
    1.1.3. Các nhân tốảnh hưởng đến vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài
    - Chịu ảnh hưởng bởi sự phát triển và độ mở cửa thị trường chứng khoán, chất
    lượng của các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và nhà nước phát hành, cũng như
    các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính; sự đa dạng và vận
    hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian ( trước hết là các quỹ đầu tư
    chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư
    mạo hiểm, quỹ thành viên); sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch
    vụ chứng khoán, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ định mức
    hệ số tín nhiệm doanh nghiệp và chứng khoán.
    - Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như bối
    cảnh quốc tế ( hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi trường pháp lý
    quốc tế thuận lợi); nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài; mức độ tự
    do hoá và sức cạnh tranh ( chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, thuận tiện của
    quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước; sự phát triển
    của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị
    trường nói chung của nước tiếp nhận đầu tư
    1.1.4. Vai trò của dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đối với sự phát triển
    thị trường chứng khoán 5
    Thị trường chứng khoán là nơi quan trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài được
    các nước trên thế giới ngày nay đặc biệt quan tâm. Tiền vốn của khu vực Đông Nam Á
    thông qua thị trường cổ phiếu chảy vào Hồng Kông. Tiền vốn các nước sản xuất dầu
    Trung Đông cũng thông qua thị trường chứng khoán chảy vào Nhật Bản. Không chỉ có
    các nước đang phát triển xem cổ phiếu là một biện pháp quan trọng thu hút vốn nước
    ngoài. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, sự phát triển sản xuất quốc tế lớn và tiền vốn
    quốc tế hoá, thông qua thị trường quốc tế góp vốn đã trở thành con đường quan trọng
    lợi dụng vốn nước ngoài.
    Ngày nay số lượng vốn tự do của nhiều nước đưa vào thị trường chứng khoán
    quốc tế với nhiều hình thức khác nhau, vì vậy trên TTCK có thể dung vốn nước ngoài
    với quy mô rất lớn.
    Ví dụ: TTCK Mỹ chia thị trường thành hai cấp: thị trường cấp một và thị trường
    cấp hai. Thị trường cấp một là nơi phát hành chứng khoán, thị trường cấp hai là nơi lưu
    thông chứng khoán. Chia làm tám loại chứng khoán từ giao dịch TTCK: trái phiếu
    công ty; cổ phiếu phổ thông; cổ phiếu ưu tiên; chứng khoán có thể chuyển đổi; công
    trái chính phủ; chứng khoán có thế chấp; chứng khoán thị trường tiền tệ và cổ phiếu
    công ty đầu tư.
    Các loại trái phiếu chính phủ Liên bang Mỹ cũng không giống nhau, nó gồm ba loại:
    một là Quốc khố, tức là công trái Chính phủ liên bang thời hạn một năm; hai là trái
    phiếu tài chính trung hạn, tức thời hạn trên một năm; ba là công trái dài hạn, tức là
    công trái chính phủ Mỹ phát hành rất lớn.
    TTCK tư bản có đặc điểm rõ rệt là phần mua bán tiền vốn lâu dài, có thể cung
    cấp vốn trung hạn và dài hạn. Như TTCK NewYork là một trong những thị trường tiền
    vốn lớn nhất thế giới, nghiệp vụ chủ yếu là vay và cho vay tiền vốn dài hạn và trung
    hạn. Ngân hàng thương nghiệp, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư và các quỹ khác là những
    người cung cấp vốn dài hạn trên TTCK NewYork. Người vay vốn chủ yếu là những
    công ty lớn. Họ phát hành trái phiếu công ty góp vốn, hạn ngạch chiếm trên 50% vốn 6
    thị trường. Ngoài ra chính phủ liên bang cũng thông qua phát hành quốc khố trung hạn
    và dài hạn để thu hút vốn.
    1.1.5. Dòng vốn đầu tư gián tiếp tạo nên “chiều sâu tài chính”.
    Trong tác phẩm “ The Order of Economic Liberalization Financial Control in
    the Transition to a Market Economy”, Mc Kinnon đã đề cập nhiều đến thuật ngữ
    “chiều sâu tài chính”. Trong đó Mc Kinnon chứng minh rằng quá trình tự do hóa tài
    chính và việc áp dụng lãi suất thực dương là nguyên nhân dẫn đến chiều sâu tài chính.
    Phát triển tài chính theo chiều sâu là sự gia tăng giá trị các tài sản tài chính so
    với tổng sản phẩm nội địa. Các thước đo độ sâu tài chính là: M2/GDP, M3/GDP
    Như vậy để phát triển tài chính theo chiều sâu, cần phải gia tăng các tài sản: tiền
    gửi, tiền vay, phiếu nợ ngắn hạn, trái phiếu, cổ phiếu, bảo hiểm, tài sản hưu Mà dòng
    vốn FPI chính là dòng vốn quan trọng góp phần làm cho TTCK Việt Nam phát triển,
    làm tăng lượng vốn đầu tư vào TTCK, tạo tiền đề cho việc tăng tích lũy vốn đưa đến
    một nền kinh tế tăng trưởng.
    1.1.6. Tác động của dòng vốn FPI đến sự phát triển nền kinh tế
    Kể từ khi TTCK ra đời và đi vào hoạt động đã thu hút ngày càng nhiều nhà
    ĐTNN với một lượng đáng kể dòng vốn FPI, một ngoại lực cho sự phát triển kinh tế
    nước nhà. FPI đã được quan tâm và có tầm quan trọng không kém dòng vốn FDI. Việc
    thu hút ngày càng nhiều dòng vốn này đã mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế.
    - Thứ nhất, FPI góp phần làm tăng nguồn vốn trên thị trường vốn nội địa và làm
    giảm chi phí vốn thông qua việc đa dạng hóa rủi ro: FPI là nguồn vốn bổ sung quan
    trọng cho nguồn vốn nội địa mà các nước đang phát triển cần để thúc đẩy sự tăng
    trưởng kinh tế. Ngoài ra, FPI còn giúp các nhà ĐTNN có cơ hội chia sẽ rủi ro của mình
    với các nhà đầu tư nội địa. FPI làm cho thị trường vốn nội địa có tính thanh khoản cao
    hơn và kéo theo việc đa dạng hóa rủi ro trở nên dễ dàng hơn. Kết quả là nguồn vốn trở
    nên dồi dào hơn và chi phí sử dụng vốn thấp hơn đối với các doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...