Luận Văn Kiểm soát trong quản trị

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    Trang
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    I. Vấn đề 1
    1.1 Đặt vấn đề . 03
    1.2 Lý thuyết liên quan 03
    1.3 Giải quyết vấn đề . 05
    1.3.1Ngân sách là việc hoạch định.
    1.3.2Ngân sách là việc động viên.
    1.3.3Ngân sách là việc kiểm soát.
    II. Vấn đề 2
    2.1 Đặt vấn đề . 17
    2.2 Lý thuyết liên quan 19
    2.3 Giải quyết vấn đề . 22
    III. Vấn đề 3
    3.1 Đặt vấn đề . 33
    3.2 Lý thuyết liên quan 33
    3.3 Giải quyết vấn đề . 36
    KẾT LUẬN 41
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 42


    LỜI MỞ ĐẦU
    Kiểm soát là chức năng sau cùng trong tiến trình quản trị. Kiểm soát là quá trình tiến hành những hành động sửa sai cần thiết để đảm bảo sứ mạng và mục tiêu của tổ chức được hoàn thành càng nhiều hiệu quả và hiệu năng càng tốt. Kiểm soát không chỉ dừng lại ở những hoạt động đã diễn ra và kết thúc, nó còn là quá trình kiểm soát trước đối với những sự việc sắp xảy ra, điều này đặc biệt quan trọng đối với công tác quản trị trong các doanh nghiệp ngày nay, nó giúp cho các doanh nghiệp chủ động đối phó với những nguy cơ sắp tới nhằm giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh. Một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp cần kiểm soát và tìm ra phương án đối phó trong kinh doanh thời hiện đại, đó là khủng hoảng. Và để đảm bảo cho công việc kiểm soát đạt được hiệu quả và hiệu năng tốt nhất thì cần có các công cụ kiểm soát. Vấn đề đặt ra là trong các công cụ đó thì công cụ nào hoạt động hiệu quả nhất và nó có ảnh hưởng gì đến các chức năng còn lại trong quản trị.
    Để hiểu rõ hơn về các công cụ quan trọng của kiểm soát, cũng như những loại khủng hoảng nào mà các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp phải trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay thì nhóm chúng tôi xin trình bày một số vấn đề về kiểm soát qua từng câu hỏi của bài tiểu luận “Kiểm soát trong quản trị”.
    v Câu hỏi 1: “Ngân sách (Budget) bao hàm cả việc hoạh định, động viên, cũng như kiểm soát” bạn đồng ý hay không đồng ý phát biểu này? Hãy giải thích và cho ví dụ ý kiến của bạn.
    v Câu hỏi 2: Bạn hãy quan sát các siêu thị tại TP HCM và thử xác định các khủng hoảng có thể có tại một siêu thị nào đó và đề xuất cách giải quyết chúng.
    v Câu hỏi 3: Bạn hãy ghép một doanh nghiệp dịch vụ nào đó ( ví dụ công ty sản xuất phần mềm máy tính) với một trong ba hệ thống kiểm soát (thị trường, hành chánh cấp bậc và văn hóa) và hãy chứng minh đó là quyết định chính xác.
    Bài viết tuy có đầu tư nghiên cứu nhưng còn nhiều hạn chế và kiến thức cũng chưa được sâu rộng nên mong Thầy thông cảm và có những góp ý cho nhóm chúng em.
    Chúng em xin cảm ơn Thầy vì đã giảng dạy, hướng dẫn lớp chúng em!


    I. Vấn đề 1
    1.1Đặt vấn đề
    Câu hỏi 1: “Ngân sách (Budget) bao hàm cả việc hoạh định, động viên, cũng như kiểm soát” bạn đồng ý hay không đồng ý phát biểu này? Hãy giải thích và cho ví dụ ý kiến của bạn.
    Có phát biểu cho rằng: “Ngân sách (Budget) bao hàm cả việc hoạch định, động viên, cũng như kiểm soát”. Chúng ta cần phân tích kĩ qua từng chức năng của quản trị tương ứng với từng mục đích của ngân sách thì mới có thể chứng minh nhận định trên hoàn toàn đúng hay không?
    1.2Lí thuyết liên quan
    Có nhiều cách định nghĩa về ngân sách, tùy theo mục đích nghiên cứu. Có người thì cho rằng : “Ngân sách là một kế hoạch dự báo các kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể trong tương lai, có thể là tháng, quý, năm .”. Một trong những cách định nghĩa phổ biến có thể là: “Một kế hoạch hành động được lượng hóa và được chuẩn bị cho một khoảng thời gian cụ thể”. Vậy ngân sách gồm những đặc điểm gì?
    Theo bài viết về “Định nghĩa ngân sách” của mạng thanhlapdoanhnghiep thì ngân sách gồm các đặc điểm sau:
    · Ngân sách phải được lượng hóa
    Điều này có nghĩa là ngân sách phải được biểu thị bằng các con số, thực tế thường là một số tiền. Một danh sách liệt kê những gì bạn dự tính có thể hữu ích, nhưng nó không phải là một bảng ngân sách nếu nó không được thể hiện bằng các con số. Như vậy ngân sách còn có thể bao hàm kế hoạch về quỹ thời gian, kế hoạch nguồn lao động
    · Ngân sách phải được chuẩn bị từ trước
    Bảng ngân sách phải được lập trước thời gian dự định thực hiện ngân sách đó. Các số liệu trong hoặc sau thời gian thực hiện ngân sách có thể cũng quan trọng, nhưng không phải là một phần của bảng ngân sách.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...