Thạc Sĩ Kiểm soát phát triển Khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ KIẾN TRÚC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU - 1 -
    1 Tính cấp thiết của đề tài - 1 -
    2 Mục đích nghiên cứu . - 2 -
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 -
    4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . - 3 -
    5 Những đóng góp mới của luận án . - 3 -
    6 Kết cấu của luận án . - 4 -
    7 Các khái niệm cơ bản có liên quan đến nghiên cứu . - 4 –
    CHƯƠNG I . - 9 -
    TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN VÀ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM HIỆN HỮU CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP . - 9 -
    1.1 Tổng quan tình hình phát triển không gian khu trung tâm của các đô thị lớn ở Việt Nam - 9 -
    1.1.1 Khái quát tình hình phát triển các đô thị lớn . - 9 -
    1.1.2 Khái quát tình hình phát triển khu trung tâm các đô thị lớn . - 10 -
    1.2 Thực trạng phát triển không gian khu trung tâm hiện hữu của thành phố Hồ Chí Minh . - 19 -
    1.2.1 Khái quát chung về thành phố Hồ Chí Minh - 19 -
    1.2.2 Thực trạng phát triển về không gian khu trung tâm hiện hữu . - 21 -
    1.2.3 Các thách thức đối với sự phát triển của Thành phố và khu trung tâm . - 27 -
    1.3 Thực trạng kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm hiện hữu của Thành phố Hồ Chí Minh . - 30 -
    1.3.1 Các nội dung kiểm soát chủ yếu - 30 -
    1.3.2 Hoạt động kiểm soát - 31 -
    1.3.3 Tổ chức bộ máy kiểm soát - 34 -
    1.3.4 Đánh giá chung - 37 -
    1.4 Các công trình nghiên cứu khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài . - 40 -
    1.4.1 Các dự án và đề tài nghiên cứu khoa học - 40 -
    1.4.2 Các luận án Tiến sĩ - 41 -
    1.4.3 Các luận văn Thạc sĩ . - 42 -
    1.5 Các vấn đề cần nghiên cứu trong luận án . - 45 –
    CHƯƠNG II - 46 –
    NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ KIỂM SOÁT VÀ KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN CÁC KHU TRUNG TÂM CỦA CÁC ĐÔ THỊ LỚN - 46 -
    2.1 Phương pháp nghiên cứu . - 46 -
    2.1.1 Phương pháp chuyên gia . - 46 -
    2.1.2 Phương pháp xử lý thông tin, tư liệu . - 46 -
    2.1.3 Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - 46 -
    2.1.4 Phương pháp dự báo - 47 -
    2.1.5 Phương pháp so sánh . - 47 -
    2.2 Những cơ sở lý luận về kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm đô thị . - 47 -
    2.2.1 Các chủ thể hoạt động kiểm soát . - 47 -
    2.2.2 Các cách thức hoạt động kiểm soát . - 48 -
    2.2.3 Hình thức và phương thức kiểm soát - 51 -
    2.2.4 Các mô hình tổ chức hệ thống quản lý kiểm soát: - 52 -
    2.3 Công cụ và cơ sở pháp lý hoạt động kiểm soát phát triển không gian đô thị và khu trung tâm đô thị . - 56 -
    2.3.1 Các công cụ kiểm soát . - 56 -
    2.3.2 Các cơ sở pháp lý - 58 -
    2.3.3 Các Qui chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam . - 63 -
    2.3.4 Đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị - 63 -
    2.3.5 Các giấy phép - 64 -
    2.4 Các yếu tố chủ yếu tác động đến kiểm soát phát triển không gian đô thị - 64 -
    2.4.1 Các cơ chế, chính sách và hệ thống văn bản pháp luật . - 64 -
    2.4.2 Qui hoạch đô thị và các chuyên ngành khác . - 65 -
    2.4.3 Kế hoạch và tiến độ thực hiện các chương trình, dự án xây dựng - 67 -
    2.4.4 Tổ chức hoạt động của Bộ máy kiểm soát - 68 -
    2.4.5 Quan hệ phối hợp với các cấp, ngành liên quan - 70 -
    2.4.6 Sự tham gia của cộng đồng . - 70 -
    2.5 Tác động của hội nhập đến phát triển và quản lý đô thị . - 71 -
    2.5.1 Cơ hội từ hội nhập . - 71 -
    v
    2.5.2 Thách thức từ hội nhập - 74 -
    2.6 Định hướng qui hoạch và kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh . - 80 -
    2.6.1 Định hướng quy hoạch phát triển không gian chức năng khu trung tâm . - 80 -
    2.6.2 Định hướng kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm - 82 -
    2.7 Những bài học kinh nghiệm về kiểm soát và kiểm soát phát triển đô thị . - 83 -
    2.7.1 Kinh nghiệm nước ngoài . - 83 -
    2.7.2 Trong nước - 88 –
    CHƯƠNG III - 92 -
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN KHU TRUNG TÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP - 92 -
    3.1 Mục đích và yêu cầu xây dựng giải pháp - 92 -
    3.1.1 Mục đích - 92 -
    3.1.2 Yêu cầu - 93 -
    3.2 Các nguyên tắc và quy trình kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh. - 94 -
    3.2.1 Các nguyên tắc kiểm soát: . - 94 -
    3.2.2 Các đối tượng và quy trình kiểm soát . - 99 -
    3.3 Đề xuất các giải pháp kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh . - 102 -
    3.3.1 Đề xuất mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát không gian đô thị . - 102 -
    3.3.2 Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển không gian thành phố và khu Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh . - 104 -
    3.3.3 Đề xuất bộ tiêu chí kiểm soát phát triển không gian đô thị Thành phố và khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh . - 109 -
    3.4 Hoàn thiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát phát triển không gian đô thị thành phố Hồ Chí Minh . - 111 -
    3.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật, pháp quy - 111 -
    3.4.2 Đẩy mạnh lập và phê duyệt các đồ án quy hoạch và thiết kế đô thị - 113 -
    3.4.3 Đổi mới và tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và thanh tra (kiểm soát) đầu tư xây dựng phát triển đô thị - 114 -
    3.4.4 Đổi mới và tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức quản lý và kiểm soát phát triển đô thị. - 116 -
    3.4.5 Thu hút sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư - 117 -
    3.5 Bàn luận về các kết quả nghiên cứu - 118 -
    3.5.1 Bàn luận về đề xuất mô hình tổ chức hệ thống kiểm soát phát triển không gian đô thị - 118 -
    3.5.2 Bàn luận về đề xuất mô hình tổ chức bộ máy kiểm soát phát triển không gian đô thị của Thành phố và khu Trung tâm . - 124 -
    3.5.3 Bàn luận về đề xuất bộ tiêu chí kiểm soát phát triển không gian đô thị Thành phố và khu Trung tâm thành phố Hồ Chí Minh - 126 -
    3.5.4 Bàn luận về đề xuất hoàn thiện một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kiểm soát phát triển không gian đô thị - 127 –
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - 133 -
    Kết luận: . - 133 -
    Kiến nghị: . - 137 -
    DANH MỤC MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐẪ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ . - 139 -
    TÀI LIỆU THAM KHẢO - 140 -
    PHẦN PHỤ LỤC - 148 -

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1 Tính cấp thiết của đề tài
    Kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế cộng với việc đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang tạo ra nhiều động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và các đô thị, nhất là khu trung tâm đô thị nước ta nói riêng. Với những ưu thế vượt trội so với những khu vực khác, khu trung tâm đô thị là địa bàn mầu mỡ hấp dẫn và thu hút nhiều nhà đầu tư vào phát triển các lĩnh vực thương mại, dịch vụ kéo theo các hoạt động xây dựng phát triển đô thị diễn ra rất sôi động, đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức, làm cho công tác quản lý đô thị trở nên phức tạp hơn, nhiều khi vượt ra ngoài tầm kiểm soát của chính quyền và các cơ quan chức năng ở địa phương, tác động phương hại đến việc sử dụng đất, đến cơ cấu chức năng và tạo lập không gian của các khu trung tâm đô thị, bộc lộ nhiều vấn đề bức xúc, hạn chế. Nhiều nhà hàng, siêu thị, khách sạn, văn phòng, ngân hàng, cao ốc đã và đang được xây dựng trong khu trung tâm các đô thị lớn không có sự phù hợp với quy hoạch xây dựng làm cho không gian đô thị trở nên chật trội, lộn xộn, chắp vá, thiếu cây xanh, giao thông ùn tắc [72]. Đó là những vấn đề đang đặt ra cho chính quyền các đô thị, nhất là các đô thị lớn trong việc kiểm soát phát triển đô thị trong bối cảnh hội nhập.
    Khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang có tốc độ phát triển không gian và các hoạt động xây dựng nhanh và mạnh, nhiều công trình cao ốc văn phòng, thương mại, nhà chung cư cao tầng, nhà ở chia lô v.v . xuất hiện với mật độ dày đặc, nhưng thiếu sự kiểm soát [47].
    Việc phát triển cân bằng và đồng bộ khu trung tâm thành phố là mục tiêu của thành phố để phấn đấu xây dựng nơi đây thành khu trung tâm đạt chuẩn quốc tế về chất lượng sống, môi trường đô thị. Muốn đạt được mục tiêu đó, việc tăng cường kiểm soát phát triển không gian khu trung tâm là giải pháp không thể thiếu và có vị trí then chốt trong các hoạt động quản lý đô thị của thành phố.
    Xuất phát từ sự cần thiết đó, đề tài “Kiểm soát phát triển khu trung tâm thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập” được NCS chọn làm đề tài luận án Tiến sĩ, chuyên ngành quản lý đô thị và công trình.
    2 Mục đích nghiên cứu
    Xây dựng mô hình kiểm soát, tổ chức bộ máy và bộ tiêu chí kiểm soát xây dựng phát triển các khu trung tâm đô thị cũng như hoàn thiện một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả của các hoạt động kiểm soát phát triển trung tâm các đô thị lớn ở Việt Nam nói chung và của thành phố Hồ Chí Minh nói riêng trong quá trình xây dựng phát triển trung tâm đạt chuẩn quốc tế về chất lượng cuộc sống và môi trường đô thị trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
    3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là kiểm soát phát triển khu trung tâm hiện hữu của TP.HCM, trong quá trình triển khai thực hiện đồ án quy hoạch đã được phê duyệt được giới hạn ở lĩnh vực không gian vật chất – vật thể hay không gian đô thị theo quy hoạch, kế hoạch và pháp luật. Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị (công trình kiến trúc, kỹ thuật, nghệ thuật, quảng cáo), cây xanh v.v có ảnh hưởng trực tiếp đến bộ mặt đô thị và khoảng không trong đô thị (Luật Quy hoạch đô thị).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...