Chuyên Đề Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ™˜&™˜

    Nội dung Trang

    1. Mở đầu
    2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
    3. Tổng quan về lý thuyết
    4. Kết luận .
    5. Tài liệu tham khảo .


















    1. MỞ ĐẦU
    Trong giai đoạn khủng hoảng và nền kinh tế biến động xấu như hiện nay thì việc nhận dạng các yếu tố bất lợi, không chắn chắn sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các tổ chức hoàn thành mục tiêu chiến lược của mình. Đây còn là cơ hội để tìm hiểu, quản trị các loại rủi ro và biến nó trở thành lợi thế cạnh tranh. Thực tế cho thấy sự thất bại và sụp đổ của rất nhiều công ty bắt đầu từ việc không quan tâm đến việc xây dựng nền tảng kiểm soát đối với các hoạt động hoặc nếu có xây dựng thì hoạt động còn yếu kém. Sự thiếu vắng hoặc yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ bắt đầu từ nhà quản lý cấp cao của công ty. Vì vai trò đặc biệt quan trọng của hoạt động kiểm soát nói chung và kiểm soát nội bộ nói riêng mà đã có nhiều nghiên cứu của các tổ chức trên thế giới về kiểm soát nội bộ và đưa ra khái niệm thống nhất về kiểm soát nội bộ để phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau và đưa ra các bộ phận cấu thành để giúp đơn vị có thề xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu. Tuy nhiên, ngay cả khi hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế hoàn hảo thì hệ thống này cũng không thể ngăn ngừa hay phát hiện mọi sai phạm có thể xảy ra. Vì vậy, trong các trường hợp, rủi ro kiểm soát luôn tồn tại. Do vậy, một số tổ chức quốc tế đi tiên phong trong lĩnh vực quản trị trên thế giới đã có những nổ lực nhằm thay đổi nhận thức và cách thức các thành viên trong hội đồng quản trị và các nhà quản lý đánh giá về rủi ro. Ngày nay, quản trị rủi ro doanh nghiệp (ERM) được coi là mô hình quản lý phát triển ở trình độ cao của quá trình quản lý rủi ro. Quản trị rủi ro bao trùm kiểm soát nội bộ vì mục tiêu rộng hơn hướng đến chiến lược phát triền của đơn vị.
    Chính vì tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro, chúng tôi chọn chuyên đề nghiên cứu về khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro đã được nhiều công ty, đơn vị và tổ chức trên thế giới nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng vào thực tế quản trị để đạt được mục tiêu chiến lược phát triển của mình.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
    Để đánh giá vai trò quan trọng của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro trong đơn vị trong việc đạt mục tiêu đơn vị, chúng tôi tập trung nghiên cứu về khuôn mẫu hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo COSO 1992 và về quản trị rủi ro theo báo cáo COSO 2004.
    Câu hỏi nghiên cứu:
    - Làm thế nào để xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu và hiệu quả?
    - Vì sao hệ thống kiểm soát nội bộ trở thành công cụ quản lý và quản trị rủi ro của tổ chức?
    3. TỔNG QUAN VỀ LÝ THUYẾT
    3.1 KIỂM SOÁT NỘI BỘ
    3.1.1 Sự ra đời và phát triển các lý thuyết về kiểm soát nội bộ:
    · Giai đoạn sơ khai
    Hoạt động kinh tế bắt đầu phát triển mạnh vào cuối thập kỷ 19. Các ngân hàng muốn cho doanh nghiệp vay thì họ cần có một báo cáo tài chính trung thực và hợp lý. Bên cạnh đó kiểm toán viên cho rằng họ chỉ cần chọn mẫu để kiểm tra và dựa vào sự tin tưởng hệ thống kiểm soát nội bộ. Cho nên, họ bắt đầu quan tâm đến kiểm soát nội bộ. Thuật ngữ kiểm soát nội bộ xuất hiện từ giai đoạn này.
    - Năm 1905, Robert Montgomery đã đưa một số vấn đề liên quan đến kiểm soát nội bộ trong tác phẩm “Lý thuyết và thực hành kiểm toán”.
    - Năm 1929, thuật ngữ kiểm soát nội bộ được đề cập chính thức trong một Công bố của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, lúc bấy giờ kiểm soát nội bộ được định nghĩa là một công cụ để bảo vệ tiền và các tài sản khác đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động.
    - Năm 1936, Hiệp hội kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA – American Institute of Certified Public Accountants) đã định nghĩa lại kiểm soát nội bộ “ là các biện pháp và cách thức được chấp nhận và được thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tiền và các tài sản khác, cũng như kiểm tra sự chính xác trong ghi chép của sổ sách”. Và sau vụ phá sản của công ty MC Kesson & Robins thì vai trò của kiểm soát nội bộ càng được chú trọng.
    · Giai đoạn hình thành
    - Năm 1949, AICPA công bố công trình nghiên cứu đầu tiên với nhan đề “Kiểm soát nội bộ, các nhân tố cấu thành và tầm quan trọng đối với việc quản trị doanh nghiệp và đối với kiểm toán viên độc lập”. Và định nghĩa kiểm soát nội bộ là “ cơ cấu của tổ chức và các biện pháp, cách liên quan được chấp nhận và thực hiện trong một tổ chức để bảo vệ tài sản, kiểm tra sự chính xác và đáng tin cậy của số liệu kế toán, thúc đẩy hoạt động có hiệu quả, khuyến khích sự tuân thủ các chính sách của người quản lý.”
    - 1958, Uỷ ban thủ tục kiểm toán CPA trực thuộc AICPA ban hành báo cáo về thủ tục kiểm toán 29 phân biệt kiểm soát nội bộ về quản lý và kiểm soát nội bộ về kế toán.
    - Năm 1962 CAP ban hành SAP 33.
    - Dựa trên các khái niệm kiểm soát kế toán và kiểm soát quàn lý, CPA đã xây dựng chuẩn mực kiểm toán.
    - Đến năm 1972, CAP tiếp tục ban hành SAP 54 “tìm hiểu và đánh giá kiểm soát nội bộ”. Sau đó AICPA ban hành các chuẩn mực kiểm toán (SAS) thay thế cho các thủ tục kiểm toán (SAP). Năm 1973 SAS 1 duyệt xét lại SAP 54 và đưa ra định nghĩa về kiểm soát quản lý và kiểm soát kế toán.
    Như vậy, trong suốt giai đoạn hình thành, khái niệm kiểm soát nội bộ đã không ngừng được mở rộng ra khỏi những thủ tục bảo vệ tài sản và ghi chép sổ sách. Tuy nhiên, trước khi báo cáo COSO (1992) ra đời, kiểm soát nội bộ vẫn mới dừng lại như là một phương tiện phục vụ cho kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính.
    · Giai đoạn phát triển
    - Vào những thập niên 1970 – 1980, nền kinh tế của nhiều quốc gia phát triển trong đó có Hoa Kỳ. Trong thời gian này gian lận càng ngày càng tăng. Sau vụ tai tiếng chính trị Watergate, luật chống hối lộ nước ngoài ra đời năm 1977. Sau đó, SEC đưa ra bắt buộc các công ty báo cáo về kiểm soát nội bộ đối với công tác kế toán của đơn vị mình năm 1979.
    - Chủ đề về báo cáo kiểm soát nội bộ của công ty cho công chúng đã gây ra nhiều tranh cãi. Cuối cùng đã thành lập Uỷ ban COSO vào năm 1985 dưới sự bảo trợ của năm tổ chức nghề nghiệp:
    + Hiệp hội Kế toán viên công chứng Hoa Kỳ (AICPA)
    + Hiệp hội Kế toán Hoa Kỳ (AAA)
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...