Luận Văn Kiểm soát nội bộ Công ty xăng dầu Petrolimex

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Tính cấp thiết của đề tài
    Kiểm tra, kiểm soát là một chức năng quan trọng của quản lý, kiểm tra không phải là một pha hay một giai đoạn của quản lý mà nó thực hiện tất cả các giai đoạn của quá trình này như: giai đoạn định hướng cần có những dự báo về nguồn lực và các mục tiêu cần đạt tới ., giai đoạn tổ chức thực hiện và giai đoạn điều chỉnh các định mức và các mục tiêu. Kiểm tra, kiểm soát gắn liền với quản lý, đồng thời gắn liền với mọi hoạt động. Kiểm tra kiểm soát nảy sinh và phát triển từ chính nhu cầu quản lý.
    Vì vậy trong thực tế vấn đề kiểm tra, kiểm soát trong quản lý rất được sự quan tâm của hầu hết các doanh nghiệp nói. Cũng như đối với các công ty lớn như đối với Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, vấn đề hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và xây dựng các thủ tục kiểm soát luôn được đặt lên hàng đầu. Trải qua quá trình hoàn thiện của minh Tổng công ty đã xây dựng được một cơ chế quản lý, một hệ thống kiểm soát nội bộ, cũng như một hệ thống các thủ tục kiểm soát khá chặt chẽ, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có nhiều vấn đề đặt ra cần được hoàn thiện.
    Ở Việt Nam, trong thời kì cơ chế kế hoạch hoá tập trung, kểm tra kiểm soát đã được quan tâm ngay từ thời kỳ xây dựng đất nước.tất nhiên trong cơ chế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp công tác kiểm tra và bộ máy kiểm tra cũng được tổ chức phù hợp với cơ chế đó. Nhà nước với tư cách là đơn vị chủ sở hữu kiểm tra, kiểm soát nội bộ chủ yếu được thực hiện thông qua tự kiểm tra của kế toán. kiểm tra kiểm soát thực hiện thông qua xét duyệt hoàn thành kế hoạch, xét duyệt quyết toán thông qua các vụ việc . Hoạt động kiểm tra, kiểm soát này chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn, biểu hiện cụ thể là kỉ cương, luật pháp bị buông lỏng, hiệu năng quản lí và hiệu quả hoạt động không cao.
    Từ những năm 1990, sau khi chuyển đổi cơ chế kinh tế từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thi trường, các doanh nghiệp được đặt lên một sân chơi bình đẳng, trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi nhà quản lí cũng như các chủ thể ra quyết định khác phải được cung cấp thông tin tin cậy phục vụ cho quá trình ra quyết định. Để đáp ứng yêu cầu đó, Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán độc lập ra đời nhằm đảm bảo hợp lí rằng thông tin mà hệ thống kế toán cung cấp là trung thực, hợp lí. Tuy nhiên do chỉ thực hiện kiểm toán trong một thời gian ngắn nên không thể đảm bảo được mọi nghiệp vụ đều hợp lí, điều này chỉ có thể do một bộ phận khác đảm nhận, đó là hệ thống kiểm soát nội bộ.
    Hơn nữa, các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình, về chi phí bỏ ra va kết quả thu được. Để đảm bảo hoạt động tất yếu mỗi đơn vị cơ sở đều tự kiểm tra mọi hoạt động của mình trong tất cả các khâu: Rà soát các nguồn lực xem xét lại các dự báo, các mục tiêu và định mức mình đề ra, đối chiếu và truy tìm cac thông số về sự kết hợp, soát xét lại các thông tin thực hiện đã điều chỉnh kịp thời trên quan điểm bảo đảm hiệu năng của mọi nguồn lực và hiệu quả kinh tế cuối cùng của hoạt động để đảm bảo có hiệu quả nhất. Phương thức kiểm tra, kiểm soát thường xuyên và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp đó chính là hệ thống KSNB.
    Mục đích nghiên cứu:
    Qua quá trình học tập và tìm hiểu thực tế tại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam về hệ thống kiểm soát nội bộ, em đã nhận thấy những yếu tố tích cực và những mặt còn hạn chế trong công tác kiểm tra, KSNB của Tổng công ty. Vậy để có một hệ thống KSNB hoạt động đem lại hiệu quả cao thì cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống KSNB như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi trên em đã chọn đề tài “Xây dựng và hoàn thiện các thủ tục kiểm soát nội bộ ở TCT Xăng Dầu Việt Nam - Petrolimex” làm đề tài thực tập với mong muốn hoàn thiện được hiểu biết của bản thân về hệ thống kiểm soát nội bộ và các thủ tục của nó.
    Nội dung của chuyên đề này gồm:
    Lời mở đầu
    Phần nội dung
    Chương 1: Lí luận chung về hệ thống KSNB.
    Chương 2: Thực trạng công tác KSNB tại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam
    Chương3: Phương hướng và giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ thống thủ tục KSNB tại Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam.
    Phần kết luận
    Phương pháp nghiên cứu trình bày
    Trong đề tài này, em đã dùng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:
    So sánh số liệu nghiên cứu của đề tài cả về mặt tuyệt đối lẫn tương đối nhằm đưa ra các kết luận về sự tăng trưởng và phát triển của Tổng công ty trong quá trình hội nhập và đi lên của đất nước. Đồng thời với việc so sánh em còn dùng các phương pháp phân tích đã học để phân tích kỹ hơn hiệu quả của các thủ tục kiểm soát đã được áp dụng trong, từ đó nhằm tìm tòi và phát hiện các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống kiểm soát nội bộ của Tổng công ty.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hệ thống kiểm soát nội bộ và các thủ tục kiểm soát của nó trong Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam –PETROLIMEX.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...