Luận Văn Kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí độc quyền

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    A. MỞ ĐẦU 1
    B. NỘI DUNG 7
    1. Khái quát chung về độc quyền và hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. 7
    1.1 Doanh ngiệp có vị trí độc quyền. 7
    1.1.1 Khái niệm doanh nghiệp có vị trí độc quyền. 7
    1.1.2. Nguyên nhân của độc quyền. 7
    1.1.3. Ưu điểm và nhược điểm của độc quyền. 8
    1.1.3.1. Ưu điểm. 8
    1.1.3.2. Nhược điểm 8
    1.2 Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. 8
    1.2.1 Khái niệm 8
    1.2.2. Các đặc điểm của hành vi lạm dụng ví trí độc quyền. 9
    2. Các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền. 11
    2.1. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.(còn gọi là hành vi định giá cướp đoạt hoặc hành vi định giá hủy diệt) 11
    2.2. Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng. 13
    2.3. Hành vi hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật,công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng. 17
    2.4. Hành vi áp đặt các điều kiện thương mại khác nhau cho các giao dịch như nhau nhằm tạo sự bất bình đẳng cho khách hàng. 20

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    2.5. Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác kí kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các điều kiện không liên quan đến hợp đồng. 22
    2.6. Hành vi ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới 24
    2.7. Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng. 25
    2.8. Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc huỷ bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đang bao gồm 27
    3. Vai trò của nhà nước trong việc kiểm soát các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước. 29
    C KẾT LUẬN 33
    D DANH MỤC TÀI LIẸU THAM KHẢO 34



    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][TABLE="width: 100%"]
    [TR]
    [TD]

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    A. MỞ ĐẦU


    Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những quy luật của nền kinh tế thị trường trong đó có quy luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức. Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém.
    Đứng trước quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng (là thành viên của ASEAN, APEC, thành viên của WTO .) thì nước ta cần có một nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển kinh tế để đạt được mục đích trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Muốn như vậy chúng ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác động là các doanh nghiệp. Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần có một chính sách cạnh tranh đúng đắn.
    Cạnh tranh là một cơ chế vận hành chủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, là linh hồn của nền kinh tết thị trường. Nhiều nước trên thế giới đã vận dụng tốt quy luật cạnh tranh vào phát triển kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ khi đổi mới nền kinh tế chúng ta cũng đã áp dụng quy luật này và một số thành tựu đã đến với chúng ta: Đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển ổn định những lợi ích ấy chưa phải là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định hướng cho chính sách phát triển kinh tế.
    Một vấn đề cần quan tâm trong nền kinh tế thị trường hiện nay đó chính là sức ảnh hưởng của các doanh nghiệp độc quyền.
    Độc quyền là sự chi phối thị trường của một hay nhiều công ty, hoặc một tổ chức kinh tế nào đó về một loại sản phẩm trên một đoạn thị trường nhất định. Độc quyền sẽ làm hạn chế rất nhiều đối với cạnh tranh và phát triển kinh tế.
    Để có một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền có hiệu quả đang là vấn đề quan trọng được đặt ra với thực trạng hiện nay của nước ta.
    Vậy bản chất của độc quyền như thế nào? Và nước ta cần làm gì để duy trì cạnh tranh và kiểm soát độc quyền? Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể ở dưới đây.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...