Tiểu Luận Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tran

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt luận văn thạc sĩ năm 2012
    Đề tài: Kiểm soát hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện nay


    Abstract: Tìm hiểu, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến vị trí thống lĩnh thị
    trường, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và kiểm soát hành vi lạm dụng vị
    trí thống lĩnh thị trường. Đưa ra quan niệm về pháp luật về kiểm soát hành vi lạm
    dụng vị trí thống lĩnh thị trường, đặc điểm và vai trò của cơ chế. Nêu kinh nghiệm
    quốc tế trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Nêu bối cảnh
    kinh tế - xã hội Việt Nam, tình trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở Việt Nam
    và nhận thức xã hội về Luật cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
    thị trường. Đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị
    trí thống lĩnh thị trường. Kiến nghị một số định hướng và giải pháp nhằm xây dựng,
    hoàn thiện pháp luật về vấn đề này.
    Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Luật cạnh tranh; Doanh Nghiệp
    Content
    MỞ ĐẦU
    1. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
    Chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động hội
    nhập kinh tế quốc tế của Đảng và Nhà nước, đã và đang khẳng định sự đúng đắn thông qua những
    thành tựu quan trọng trong hoạt động kinh tế: lượng vốn đầu tư được thu hút vào Việt Nam như
    ngày càng tăng và số lượng doanh nghiệp có tiềm lực kinh doanh cũng tăng lên một cách đáng
    kể . Tuy nhiên, quá trình mở cửa thị trường này đòi hỏi chúng ta phải gỡ bỏ rào cản về thủ tục
    hành chính, thuế quan và những ưu đãi với doanh nghiệp trong nước . Đi ều đó khiến cho các
    doanh nghiệp vừa và nhỏ của chúng ta không chỉ đối mặt với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp
    có vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền trong nước mà còn với các tập đoàn đa quốc gia hùng
    mạnh trên thế giới, nhất là khi Việt Nam chính thức trở thành viên của WTO. Vì vậy, nâng cao
    hiệu quả của quản lý nhà nước và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh sẽ là một điều kiện then chốt,
    một đòi hỏi bắt buộc để phát triển nền kinh tế, cũng như góp phần cho tăng trưởng kinh tế dài hạn
    của Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu.
    Theo xu hướng phát triển, doanh nghiệp khi tham gia vào kinh doanh đều mong muốn
    phát triển hơn nữa thế lực của mình, nhất là những doanh nghiệp có thị phần lớn. Việc các doanh
    nghiệp phát triển lành mạnh là điều tất cả các nước đều khuyến khích. Nhưng không thể đảm bảo
    một doanh nghiệp tham gia thị trường lành mạnh lúc nào cũng tuân thủ pháp luật. Do đó với nỗ
    2
    lực xây dựng một thị trường kinh doanh lành mạnh, công bằng, bình đẳng và thực sự trở thành
    một mảnh đất thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước hiệu quả; Pháp luật cạnh tranh cần đặc biệt
    chú ý tới cơ chế phát triển hoạt động của các thương nhân khi tham gia thị trường. Một trong
    những giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao môi trường kinh doanh là kiểm soát các hành vi lạm
    dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
    2. Thực trạng nghiên cứu về đề tài
    Cơ chế kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được hình thành từ khá
    sớm trong lịch sử, và dần trở thành nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc
    gia. Ở nước ta, từ khi có chủ trương xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
    chính sách cạnh tranh về vấn đề này đã bước đầu được nghiên cứu. Có thể kể đến một số tài liệu
    như Nguyễn Như Phát (1997), “Xây dựng pháp luật cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường
    ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Nguyễn Như Phát (2000), “Đối tượng điều
    chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Phạm
    Duy Nghĩa (2000), “Pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam: nhu cầu, khả năng và một vài kiến nghị”,
    Tạp chí Nhà nước và pháp luật; Phạm Duy Nghĩa (2003), “Độc quyền hành chính: Góp phần
    nhận diện và tiếp cận từ pháp Luật cạnh tranh”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Đặng Vũ Huân
    (2002), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam,
    Luận văn tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên
    mang nặng tính chất chính sách và định hướng xây dựng khung cơ chế mà chưa có bước triển
    khai cụ thể.
    Cho đến khi Luật cạnh tranh chính thức ra đời năm 2004, đã có nhiều công trình nghiên
    cứu liên quan đến đề tài như: Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Luật cạnh tranh: Sứ mệnh và triển
    vọng”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Nguyễn Ngọc Sơn (2006), “Xác định thị trường liên quan
    theo Luật cạnh tranh 2004”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Phan Thị Vân Hồng (2005), Độc
    quyền và pháp luật về kiểm soát độc quyền ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sỹ luật học,
    Trường Đại học Luật Hà Nội; Đào Ngọc Báu (2004), “Vấn đề độc quyền ở Việt Nam”, Tạp chí
    nghiên cứu lập pháp, Lê Nết, Nguyễn Anh Tuấn (2006), “Luật cạnh tranh và những vấn đề về hợp
    đồng, phân phối, tài trợ trong thương mại”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Nguyễn Như Phát,
    Nguyễn Ngọc Sơn (2006), Phân tích và luận giải các quy định của Luật cạnh tranh về hành vi lạm
    dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh . Nhưng đánh giá một
    cách khách quan thì chưa có một công trình nghiên cứu nào đi từ quan niệm kiểm soát để phân
    tích và để soi chiếu vào những quy định về vấn đề này trong pháp luật cạnh tranh hiện hành, tìm
    ra những bất cập, nguyên nhân và định hướng hoàn thiện. Vì vậy, trong luận văn này tác giả mong
    muốn sẽ góp một phần nhỏ tìm ra những nguyên nhân của bất cập trong các quy định của pháp
    luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, đưa ra định hướng và
    giải pháp toàn diện để hoàn thiện cơ chế này .
    3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
    Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và lý luận của nền luật học nước ta, l uận văn đặt mục đích
    nghiên cứu các vấn đề lý luận về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Nêu thực
    trạng bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam và đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh hiện hành
    trong việc kiểm soát các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Từ đó đưa ra những định
    hướng, giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này. Từ mục đích nghiên cứu trên, luận
    văn đặt ra các nhiệm vụ cụ thể sau:
    - Tìm hiểu, phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến vị trí thống lĩnh thị trường, hành
    vi lạm dụng vị trí thống lĩ nh thị trường và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
    - Đưa ra quan niệm về pháp luật về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
    trường, đặc điểm và vai trò của cơ chế;
    3
    - Nêu kinh nghiệm quốc tế trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường;
    - Nêu bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam, tình trạng lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở
    Việt Nam và nhận thức xã hội về Luật cạnh tranh và kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
    thị trường;
    - Đánh giá thực trạng pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh
    thị trường;
    - Kiến nghị một số định hướng và giải pháp nhằm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về vấn
    đề này.
    4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
    Về phương pháp. Luận văn sử dụng các phương pháp khác nhau như: phương pháp tổng
    hợp và phân tích; phương pháp so sánh và đối chiếu; kết hợp nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Các
    phương pháp được thực hiện trên nền tảng của phương pháp luận duy vật lịch sử, duy vật biện
    chứng; quan điểm đường lối về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
    Về phạm vi. Để đáp ứng mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ tập trung
    giải quyết các vấn đề pháp lý trong kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo
    pháp luật cạnh tranh Việt Nam. Những vấn đề về bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam, nhận thức
    của xã hội về Luật cạnh tranh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, tình trạng lạm dụng
    vị trí thống lĩnh thị trường trong thực tiễn được đề cập chỉ với mục đích đơn thuần nhằm làm rõ
    thêm thực trạng pháp luật của Việt Nam về kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị
    trường.
    5. Những đóng góp của luận văn
    Một là, về lý luận: Luận văn đóng góp trong nghiên cứu có hệ thống các khái niệm về
    kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; quan niệm chung, đặc điểm và vai trò của
    pháp luật kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Nêu và phân tích kinh nghiệm
    một số nước để chúng ta tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về vấn đề này.
    Hai là, về thực tiễn: Nêu ra thực trạng bối cảnh kinh tế - xã hội, tình trạng lạm dụng vị trí
    thống lĩnh thị trường ở Việt Nam và nhận thức của xã hội về Luật cạn tranh và hành vi lạm dụng
    vị trí thống lĩnh thị trường. Hơn hết, luận văn chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân hạn chế còn
    tồn tại trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật cạnh tranh về kiểm soát hành vi lạm dụng
    vị trí thống lĩnh thị trường.
    Ba là, về định hướng hoàn thiện: Luận văn đã nêu lên một số giải pháp cụ thể dựa trên
    những định hướng được căn cứ vào các quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước; của các
    nguyên tắc và quy luật thị trường; và những đòi hỏi từ thực tiễn kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí
    thống lĩnh thị trường.
    6. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3
    chương:
    Chương 1 - Một số vấn đề lý luận cơ bản về kiểm soát hành vi lạm dụng cuả doanh
    nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
    Chương 2 – Thực trạng kiểm soát hành vi lạm dụng cuả doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh
    thị trường theo pháp luật cạnh tranh Việt Nam
    Chương 3 – Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật cạnh tranh về kiểm soát
    hành vi lạm dụng của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường
    4
    Chương 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KIỂM SOÁT HÀNH VI LẠM
    DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP CÓ VỊ TRÍ THỐNG LĨNH THỊ TRƯỜNG
    1.1. Các khái niệm
    1.1.1. Khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường
    Do sự tập trung tư bản ở các lĩnh vực và đặc điểm kinh tế - xã hội trên các vùng lãnh thổ
    khác nhau nên pháp luật các nước đưa ra khái niệm nhận dạng vị trí thống lĩnh thị trường cũng
    không giống nhau. Ở Việt Nam, Luật cạnh tranh 2004 là đạo luật trực tiếp điều chỉnh các hành vi
    cạnh tranh và kiểm soát cạnh tranh chung, nhưng không đưa ra một khái niệm cụ thể thế nào là
    doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, mà chỉ nhận dạng thông
    qua phương pháp định lượng (tức là xác định qua thị phần của chúng trên thị trường liên quan –
    30% thị phần trở lên đối với một doanh nghiệp, 50% thị phần trở lên đối với hai doanh nghiệp,
    65% thị phần trở lên đối với ba doanh nghiệp và 75% thị phần trở lên đối với bốn doanh nghiệp)
    và phương pháp định tính (“có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể”) [47, Điều
    11]. Tuy nhiên cách tiếp cận này hạn chế ở một số điểm như: chưa chỉ ra trường hợp vị trí thống
    lĩnh thị trường có thể thuộc về người mua hoặc người bán trong thương mại hàng hóa và cung
    ứng dịch vụ; vị trí thống lĩnh thị trường có thể do một doanh nghiệp hoặc các doanh nghiệp có thị
    phần lớn nắm giữ; tỷ lệ phần trăm không biểu thị được bản chất của vị thế, có doanh nghiệp mức
    chiếm lĩnh ít hơn so với quy định nhưng lại có tầm ảnh hưởng rất lớn trên thị trường liên quan;
    đối với từng lĩnh vực, nếu lấy tỷ lệ định lượng chung làm thước đo và quy kết hành vi cũng là
    không bình đẳng ; cách xác định thông qua “ khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể”
    rất trìu tượng và khó áp dụng cũng như không đem lại được hiệu quả trong thực tiễn.
    Ở một số nước khác lại có cách tiếp cận khác so với pháp luật cạnh tranh về vấn đề này,
    Luật thương mại lành mạnh và những quy định về độc quyền 1980 của Hàn Quốc (“gọi tắt là Luật
    Thương mại Hàn Quốc”). Theo khoản 7 Điều 2 của Luật:
    Doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh trên thị trường là bất kỳ người mua, người bán trong
    một lĩnh vực thương mại nhất định và nắm giữ vai trò thống lĩnh thị trường để ấn định, duy trì
    hoặc thay đổi giá cả, khối lượng, chất lượng và các điều kiện thương mại khác hoặc trên cơ sở
    độc lập hoặc trên cơ sở câu kết với các doanh nghiệp khác. Khi xét đoán các doanh nghiệp thống
    lĩnh thị trường, cần phải tính đến các yếu tố như thị phần, sự tồn tại và quy mô của các rào cản
    đối với việc thâm nhập thị trường và các quy mô tương đối của các doanh nghiệp cạnh tranh.
    Với quy phạm này, Luật Thương mại Hàn Quốc đã ây dựng một khái niệm mang tính lý
    luận tổng quát, miêu tả đầy đủ và ngắn gọn các đặc tính của đối tượng; và hoàn thiện hơn so với
    cách nhận diện vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp trong Pháp luật cạnh tranh của Việt
    Nam. Khái niệm đã chỉ ra vị trí thống lĩnh thị trường có thể thuộc một doanh nghiệp hoặc một
    nhóm doanh nghiệp cùng hành động (tập trung kinh tế để đạt được vị trí thống lĩnh thị trường).
    Các doanh nghiệp này có khả năng kiểm soát thực tế hoặc tiềm năng đối với thị trường liên quan
    mà doanh nghiệp đó đang hoặc sẽ hoạt động. Và việc xem xét vị trí thống lĩnh thị trường sẽ căn
    cứ trên nhiều tiêu chí thị phần, quy mô rào cản mà khả năng thực tế của doanh nghiệp trên thị
    trường. Vì vậy, trong phạm vi luận văn, tác giả thừa nhận khái niệm “vị trí thống lĩnh thị trường”
    của pháp luật Hàn Quốc là cách hiểu chung khi sử dụng cụm từ này trong quá trình nghiên cứu và
    phân tích. Để làm rõ và bao quát hơn khái niệm vị trí thống lĩnh thị trường, tác giả nhìn nhận vị trí
    độc quyền như là một dạng đặc thù của vị trí thống lĩnh thị trường.
    1.1.2. Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường
    Khái niệm hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được tiếp cận theo hai cách. Cách
    thứ nhất là liệt kê các hành vi được coi là lạm dụng thông qua các dấu hiệu của hành vi. Pháp luật
    cạnh tranh Việt Nam nhận diện hành vi được coi là lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo cách
    này và liệt kê thành 06 nhóm (gồm nhóm ấn định giá, nhóm hạn chế, cản trở cạnh tranh) [47, Điều
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...