Báo Cáo Kiểm soát dòng vốn ở việt nam thách thức và khuyến nghị

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực hiện công cuộc Đổi mới với chính sách mở cửa hội nhập do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986, trong những năm đầu của thập kỷ 90, kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao (bình quân 7,5%/năm), đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đặc biệt kể từ khi việc hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện đánh dấu bằng việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong thời gian qua có phần đóng góp quan trọng của dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
    Thực tế là, nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam thì phải đổi ngoại tệ thành nội tệ. Kết thúc quá trình kinh doanh, nhà đầu tư sẽ đem cả vốn lẫn lời đổi lấy ngoại tệ để đem về nước. Tuy nhiên vấn đề lớn xảy ra là nếu cùng lúc các nhà đầu tư (thường là ngắn hạn) đồng loạt đổi ngoại tệ mang về nước sẽ làm cho cầu ngoại tệ tăng đột biến và điều này gây áp lực lớn lên tỷ giá.
    Thêm vào đó, những năm trở lại đây cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, đặc biệt từ năm 1997 khi cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ diễn ra tại châu Á và sau đó lan ra các châu lục khác xẩy ra, đã mở ra một xu hướng mới trong mục tiêu kiểm soát dòng vốn, đó là việc nhiều nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tìm cách hạn chế dòng vốn đầu cơ chảy vào thị trường. Đây là một xu hướng đảo ngược hoàn toàn so với nỗ lực tự do hóa dòng vốn trên phạm vi toàn cầu kể từ những năm 80 của thế kỷ trước.
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT. i
    DANH MỤC CÁC BẢNG ii
    DANH MỤC CÁC HÌNH iii
    MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT DÒNG VỐN 4
    1.1 Một số nguồn vốn đầu tư nước ngoài 4
    1.1.1 Vốn ODA 4
    1.1.2 Vốn FDI 5
    1.1.3 Vốn FPI 6
    1.2 Kiểm soát dòng vốn. 7
    1.2.1 Khái niệm 7
    1.2.2 Mục tiêu. 8
    1.2.3 Phương pháp. 8
    1.2.4 Cán cân vốn (Capital Account) 9
    1.2.5 Chỉ số CCI và CBFI 9
    1.3 Kinh nghiệm về kiểm soát dòng vốn ở một số quốc gia đang phát triển 10
    1.3.1 Kinh nghiệm về kiểm soát vốn ở Malaysia: sự kiểm soát khôn ngoan. 10
    1.3.2 Kinh nghiệm về kiểm soát vốn ở Thái Lan: sự kiểm soát “bồng bột”. 11
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KIỂM SOÁT DÒNG VỐN GIAI ĐOẠN 1990 – 2010 14
    2.1 Sử dụng và kiểm soát ODA 14
    2.2 Sử dụng và kiểm soát vốn FDI 17
    2.3 Sử dụng và kiểm soát vốn FPI 22
    2.4 Một số biện pháp kiểm soát vốn ở Việt Nam 24
    2.5 Đánh giá chung. 29
    2.5.1 Mặt tích cực. 29
    2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân. 30
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI VIỆC KIỂM SOÁT DÒNG VỒN Ở VIỆT NAM 32
    3.1 Về cơ chế chính sách. 32
    3.2 Kiểm soát dòng vốn vào, cấu thành vốn và luân chuyển vốn. 33
    3.3 Thực hiện tự do hóa dòng vốn ra theo hướng đầu tư trực tiếp và gián tiếp ra nước ngoài 34
    3.4 Duy trì quy định kiểm soát ngoại tệ, tăng tính linh hoạt của tỷ giá. 36
    3.5 Xây dựng chỉ số CCI, CBFI cho Việt Nam theo từng quý, năm 37
    KẾT LUẬN 40
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...