Tiến Sĩ Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 22/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
    NĂM 2011

    Mở đầu
    Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
    1.1. Tổng quan về Kiểm toán Nhà nước và vai trò của Kiểm toán Nhà nước
    1.2. Chất lượng kiểm toán và những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
    1.3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước
    1.4. Kinh nghiệm nước ngoài về kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước và bài học cho Việt Nam

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
    2.1. Tổ chức và hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
    2.2. Thực trạng tổ chức và hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
    2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam

    CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
    3.1. Định hướng hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
    3.2. Giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
    3.3. Điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả kiểm soát chất lượng kiểm toán
    Kết luận
    Danh mục công trình đã công bố của tác giả
    Danh mục tài liệu tham khảo


    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Kiểm toán nói chung là hoạt động dịch vụ tư vấn có tính chuyên môn nghề nghiệp cao. Kết quả kiểm toán xác nhận độ tin cậy, trung thực của các thông tin được kiểm toán và là cơ sở để đưa ra các khuyến nghị, ý kiến tư vấn hoàn thiện công tác quản lý. Vì vậy, chất lượng kiểm toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định sự tin cậy của người sử dụng kết quả kiểm toán.
    Hoạt động của KTNN nhằm cung cấp cho Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan nhà nước sự xác nhận, đánh giá về tính trung thực, hợp lý, hợp pháp và hiệu quả kinh tế của các thông tin được kiểm toán, là căn cứ tin cậy để đề ra những quyết sách của Nhà nước. Chất lượng kiểm toán có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định vị thế, uy tín và hiệu lực, hiệu quả hoạt động KTNN. Do đó, KTNN phải bảo đảm kết quả kiểm toán đáp ứng yêu cầu chất lượng, đáng tin cậy và đã được kiểm soát chất lượng đầy đủ, thích hợp. Chính vì lẽ đó, kiểm soát chất lượng kiểm toán được Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) thừa nhận như một định chế bắt buộc và là trách nhiệm được quy định rõ trong chuẩn mực kiểm toán. Các cơ quan Kiểm toán Nhà nước của các quốc gia trên thế giới đều coi kiểm soát chất lượng kiểm toán là hoạt động có tính bắt buộc cần phải được coi trọng.
    Kiểm toán Nhà nước Việt Nam (KTNN) được thành lập ngày 11/7/1994 theo Nghị định số 70/CP để giúp Thủ tướng Chính phủ thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu và số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp. KTNN thực hiện kiểm toán theo chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, cung cấp kết quả kiểm toán cho Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác theo quy định của Chính phủ. Từ 01/01/2006, hoạt động KTNN tuân theo Luật Kiểm toán nhà nước được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/6/2005, Chủ tịch nước ký Lệnh công bố ngày 24/6/2005. Theo đó, KTNN là cơ quan chuyên môn về lĩnh vực kiểm tra tài chính nhà nước do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Mục đích hoạt động KTNN nhằm phục vụ việc kiểm tra, giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước; góp phần thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí, phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước. Hoạt động KTNN theo nguyên tắc: độc lập, khách quan và chỉ tuân theo pháp luật. Tổng KTNN quyết định kế hoạch kiểm toán hàng năm, và báo cáo với Quốc hội, Chính phủ trước khi thực hiện.
    Từ khi ra đời, đi vào hoạt động, KTNN đã dần khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống các công cụ kiểm tra, kiểm soát tài chính nhà nước. Nâng cao địa vị pháp lý và chất lượng hoạt động của KTNN đã và đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã ghi rõ: “Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất lượng kiểm toán nhà nước như một công cụ mạnh của Nhà nước”. Xác định đúng tầm quan trọng của chất lượng kiểm toán, trong những năm qua KTNN luôn coi trọng việc thiết lập, duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán. Ngay từ năm 1999, chỉ sau 5 năm thành lập, Tổng KTNN đã ký Quyết định số 06/1999/QĐ-KTNN ngày 24/12/1999 ban hành Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước, gồm 14 chuẩn mực, trong đó có chuẩn mực “Kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán”. Hệ thống bộ máy chuyên trách về kiểm soát chất lượng kiểm toán cũng dần được thiết lập và củng cố, hoàn thiện. Từ năm 2006, KTNN đã thành lập 3 đơn vị tham mưu, giúp việc chuyên trách về kiểm soát chất lượng kiểm toán, đó là: Vụ Tổng hợp, Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán, Vụ Pháp chế.
    Mặc dù đã xây dựng được hệ thống các quy định, chính sách trong quản lý, kiểm soát chất lượng kiểm toán, cũng như các đơn vị kiểm soát chuyên trách; tuy nhiên, kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN hiện nay còn những hạn chế, bất cập cả về chính sách và thực tế vận hành, hiệu lực, hiệu quả kiểm soát chưa cao. Vì vậy, việc nghiên cứu, hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN có ý nghĩa quan trọng và rất cần thiết đối với KTNN, nhằm tạo cơ sở và nâng cao chất lượng hoạt động kiểm soát chất lượng kiểm toán, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả kiểm toán nhà nước.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu nhằm thực hiện các mục đích sau:
    - Nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý luận về kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN, chất lượng kiểm toán và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán của KTNN; những kinh nghiệm về kiểm soát chất lượng kiểm toán của cơ quan KTNN của một số nước trên thế giới.
    - Đánh giá thực trạng về kiểm soát chất lượng kiểm toán của KTNN Việt Nam, chỉ rõ những kết quả đạt được, xác định những hạn chế, bất cập cần bổ sung, hoàn thiện và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập.
    - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán phù hợp với điều kiện thực tiễn tổ chức và hoạt động kiểm toán của KTNN Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...