Thạc Sĩ Kiểm nghiệm mốt số chỉ tiêu của vacxin nhược độc dịch tả vịt sản xuất tại xí nghiệp thuốc thú y trun

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Lời cam đoan i
    Lời cám ơn ii
    Mục lục iii
    Danh mục các chữ viết tắt trong báo cáo v
    Danh mục các bảng vi
    Danh mục các hình viii
    1 ĐẶT VẤN ĐỀ i
    1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
    1.2 Mục đích của đề tài 2
    1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 2
    2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    2.1 Bệnh dịch tả vịt 3
    2.2 Virus gây bệnh dịch tả vịt 19
    2.3 Miễn dịch chống virus dịch tả vịt 25
    3 NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33
    3.1 Nội dung nghiên cứu 33
    3.2 Đối tượng nghiên cứu 33
    3.3 Địa điểm nghiên cứu 33
    3.4 Nguyên liệu 34
    3.5 Phương pháp nghiên cứu 34
    4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 41
    4.1 Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật của vacxin 41
    4.1.1 Kết quả kiểm tra hiệu giá virus (liều gây nhiễm 50% phôi: EID50) của
    3 lô vacxin nhược độc dịch tả vịt đông khô 43
    4.1.2 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu vô trùng của vacxin 45

    4.1.3 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu an toàn của vacxin 51
    4.1.4 Kết quả kiểm tra chỉ tiêu hiệu lực của vacxin 54
    4.2. Kết quả đánh giá độ dài miễn dịch của vịt sau khi tiêm vacxin bằng
    phương pháp công cường độc ở các thời điểm nhất định 59
    4.3 Kết quả kiểm tra độ dài bảo quản của vacxin nhược độc dịch tả vịt chủng
    C sau thời gian lưu kho 67
    4.3.1 Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhược độc dịch tả vịt sau thời
    gian bảo quản 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng 67
    4.3.2 Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhược độc dịch tả vịt sau thời
    gian bảo quản 24 tháng và 25 tháng 69
    4.4 Tình hình bệnh dịch tả vịt tại 2 huyện thuộc ngoại thành Hà Nội và vùng
    phụ cận 73
    4.4.1 Tình hình chăn nuôi vịt ở 2 huyện ngoại thành Hà Nội và tỉnh lân
    cận 73
    4.4.2 Tình hình bệnh dịch tả vịt trên đàn vịt nuôi ở 2 huyện thuộc địa bàn
    thuộc Hà Nội và vùng phụ cận 78
    4.4 Kết quả ứng dụng vacxin nhược độc dịch tả vịt chủng C trong phòng
    bệnh và can thiệp dịch 82
    4.4.1 Kết quả ứng dụng vacxin trong phòng bệnh 82
    4.4.2 Kết quả sử dụng vacxin nhược độc dịch tả vịt chủng C trong can
    thiệp dịch tại một số địa phương 84
    5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 89
    5.1 Kết luận 89
    5.2 Đề nghị 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91

    1. ĐẶT VẤN ĐỀ
    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam là nước có 80% dân số sống chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp
    (trồng trọt, chăn nuôi), vịt là loài thuỷ cầm được chăn nuôi nhiều nhất. Trên thế
    giới hàng năm có khoảng 550 đến 600 triệu vịt được chăn nuôi, trong đó ở châu Á
    chiếm tới 80 - 86% tổng đàn vịt. Nước ta hàng năm đàn vịt sản xuất khoảng
    30.000 đến 40.000 tấn vịt; 0,8 đến 1 tỷ quả trứng và khoảng 1000 đến 1500 tấn
    lông (Trịnh Quang Khuê, Nguyễn Văn Vinh, 2003) [24]. Theo số liệu thống kê
    của FAO (2006) [39]: Tổng số vịt của Việt Nam là 60 triệu con, đứng thứ 2 thế
    giới, sau Trung Quốc.
    Một trong những bệnh quan trọng nhất và gây thiệt hại nặng nề cho ngành
    chăn nuôi vịt là bệnh dịch tả vịt. Căn bệnh là một loại DNA virus thuộc họ
    Herpesvirideae nhóm Herpesvirus. Bệnh gây nên tình trạng bại huyết, xuất
    huyết cho vịt với tỷ lệ chết cao lên đến 90%. Theo Quyết định số 63/2005/QĐ -
    BNN [4] và Quyết định số 64/2005/QĐ - BNN [5] được Bộ Nông nghiệp và
    Phát triển nông thôn ban hành ngày 13/10/2005 thì bệnh dịch tả vịt được coi là
    bệnh nguy hiểm của động vật, phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc.
    Bệnh dịch tả vịt là một trong 7 bệnh phải tiêm phòng bắt buộc và yêu cầu tỷ lệ
    tiêm phòng phải đạt 100%.
    Nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng chống bệnh dịch tả vịt, đã
    có nhiều nghiên cứu về bệnh dịch tả vịt và virus gây bệnh dịch tả vịt được tiến
    hành. Nhiều loại vacxin dịch tả vịt đã được sản xuất và lưu hành trên thị trường
    Việt Nam. Song việc sử dụng vacxin chủ yếu lại do người chăn nuôi quyết định.
    Hơn nữa do khâu chăn nuôi chưa hợp lý, vệ sinh phòng bệnh chưa triệt để đã
    ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả bảo hộ của vacxin. Xí nghiệp Thuốc Thú y
    Trung ương đã và đang sản xuất vacxin dịch tả vịt nhược độc, các chỉ tiêu vô
    trùng, an toàn và hiệu lực của vacxin này đối với đàn vịt nuôi ở Việt Nam đã cho
    kết quả rất tốt.
    Theo quy định, bất cứ một loại vacxin nào sau khi sản xuất đều phải tiến
    hành kiểm tra các chỉ tiêu vô trùng, an toàn và hiệu lực. Ngoài ra còn định kỳ
    kiểm tra độ dài bảo quản và độ dài miễn dịch của vacxin đối với động vật thí
    nghiệm.
    Để khẳng định chất lượng của vacxin nhược độc dịch tả vịt sản xuất tại Xí
    nghiệp thuốc thú y Trung ương, cung cấp thêm cơ sở khoa học về tình hình
    bệnh, góp phần vào việc phòng chống và can thiệp bệnh dịch tả vịt ở Việt Nam
    đạt hiệu quả cao. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
    “ Kiểm nghiệm một số chỉ tiêu của vacxin nhược độc dịch tả vịt sản xuất tại
    Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương và ứng dụng phòng, can thiệp dịch”.
    1.2. Mục đích của đề tài
    - Kiểm tra một số chỉ tiêu của vacxin nhược độc dịch tả vịt sản xuất tại Xí
    nghiệp thuốc thú y Trung ương: ngoài đánh giá 3 chỉ tiêu vô trùng, an toàn, hiệu
    lực còn đánh giá độ dài miễn dịch và độ dài bảo quản của vacxin.
    - Xác định thực trạng bệnh dịch tả vịt trên các đàn vịt nuôi tại ngoại thành
    Hà Nội và vùng phụ cận, xác định được hiệu lực vacxin trên thực địa.
    1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.
    - Là cơ sở đề ra biện pháp phòng trị bệnh dịch tả vịt có hiệu quả cao.
    - Đánh giá được độ dài miễn dịch của vịt sau khi tiêm vacxin nhược độc
    dịch tả vịt chủng C, từ đó xây dựng được quy trình sử dụng và bảo quản vacxin
    hợp lý giúp cho Xí nghiệp thuốc thú y, các Chi cục, Trạm thú y có kế hoạch
    định hướng sản xuất, lưu trữ, tiêm phòng hợp lý nhất mang lại nguồn lợi kinh tế
    cao.


    2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    2.1. Bệnh dịch tả vịt
    Dịch tả vịt (Pestisanatum) là một bệnh truyền nhiễm có tính lây lan mạnh
    của loài thuỷ cầm do một loại Herpesvirus thuộc họ Herpesvirideae gây ra với đặc
    điểm là xuất huyết nội tạng và ỉa chảy nặng nề (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001)
    [29].
    2.1.1. Lịch sử và phân bố bệnh
    * Lịch sử bệnh
    Bệnh dịch tả vịt xuất hiện vào năm 1923 tại Hà Lan với triệu chứng ủ rũ,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...