Tài liệu Kiểm định mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của các cổ phiếu trên sàn giao dịch tphcm

Thảo luận trong 'Đầu Tư - Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kiểm định mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của các
    cổ phiếu niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán
    thành phố Hồ Chí Minh
    PGS. TS Trương Đông Lộc, Ths. Trần Thị Hạnh Phúc*
    Mục tiêu của nghiên cứu này là nghiên cứu mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro của các cổ phiếu niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm chuỗi chỉ số VN-Index và giá của 80 cổ phiếu niêm yết trên HOSE với tần suất tuần được thu thập trong khoảng thời gian từ ngày 02/01/2007 đến ngày 31/12/2009. Sử dụng phương pháp phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy danh mục có rủi ro càng cao thì lợi nhuận của nó càng cao. Ngoài ra, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng tồn tại mối quan hệ phi tuyến tính giữa lợi nhuận và rủi ro của các cổ phiếu niêm yết Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
    1. Giới thiệu
    Thị trường tài chính giữ một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của một nền kinh tế và là một phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính của mỗi quốc gia. Trong một thị trường tài chính, cách thức mà giá của các cổ phiếu được xác định là một vấn đề trung tâm thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro được xem là nền tảng chính trong việc định giá cổ phiếu.
    Một trong những thành tựu quan trọng trong lý thuyết tài chính hiện đại là mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) được phát triển bởi Sharpe (1964), Lintner (1965) và Mossin (1966). Nội dung chính của CAPM là lợi nhuận kỳ vọng cao đi liền với rủi ro ở mức cao. Nói một cách khác, CAPM cho rằng lợi nhuận kỳ vọng của một tài sản phải lớn hơn tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro và có quan hệ tuyến tính với rủi ro thị trường (đo lường bằng hệ số beta). Mặc dù CAPM đã được kiểm chứng ở nhiều nghiên cứu thực nghiệm trong suốt những thập niên vừa qua và nó là nền tảng cho lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại, nhưng những nghi ngờ về khả năng giải thích của nó trong thực tế lại có xu hướng gia tăng.
    Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm định giả thuyết liệu rằng mô hình CAPM có đúng cho trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam mà đại diện là Sở giao dịch chứng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...