Luận Văn Kiểm định giả thuyết Thị trường hiệu quả ở mức độ yếu (Weak-form efficiency) cho thị trường chứng kh

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

    1.1. Sự CẢN THIÉT VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU

    Một nền kinh tế phát triển luôn gắn liền với sự phát triển của thị trường vốn mà trong đó đặc biệt quan trọng là vai trò của thị trường chứng khoán (TTCK). Sở dĩ như vây là vì TTCK là kênh huy động lớn nhất, nhanh nhất, góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn ngày càng hiệu quả hơn. Điều này đã được chứng minh qua hình ảnh các nước phát triển, chẳng hạn như Anh, Mỹ, và Nhât Bản. Mỗi nước đều có một TTCK qui mô kh ổng lồ và phát triển mạnh mẽ.

    Việt Nam được xem là một nước đang phát triển, chính vì vây sự ra đời của TTCK ở nước ta là rất cần thiết, đóng vai hết sức tích cực cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. TTCK Việt Nam đang là “cơn sốt” trong thời gian gần đây. Sự ra đời của nó như một sân chơi lớn để các nhà đầu tư Việt Nam tham gia vào. Nó không chỉ là kênh huy động trong nước mà còn thu hút cả các nguồn vốn bên ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài và cả các tâp đoàn kinh tế quốc tế. Vì vây, kinh doanh trên TTCK là một vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Vây, khi tham gia đầu tư trên TTCK, điều gì là quan trọng nhất? Đó thực sự là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, có một yếu tố có vai trò đặc biệt quan trọng, đó chính là hệ thống thông tin trên thị trường.

    Các công ty khi niêm yết c ổ phiếu trên TTCK, mục tiêu cuối cùng chính là nhằm tối đa hoá giá trị của công ty. Còn các nhà đầu tư khi tham gia vào TTCK, mục đích cuối cùng của họ chính là lợi nhuận thu được từ những c ổ phiếu mà họ đầu tư vào. Như vây, cả hai đối tượng trên đều có mối quan hệ mât thiết với giá trị c phiếu. Trong đó, thông tin lại có mức độ ảnh hưởng hầu như là trực tiếp lên giá của mỗi cổ phiếu. Một thông tin tốt có thể làm cho giá cổ phiếu tăng và ngược lại, một thông tin xấu lại có thể làm cho giá c ổ phiếu giảm. Hay nói khác hơn, thông tin nó có một vai trò đặc biệt quan trọng trên TTCK. Thông tin là trung tâm đánh giá mức độ hiệu quả một thị trường. Việc sử dụng thông tin và

    phản ảnh nó trung thực, nhanh chóng vào giá và lợi suất của một c ổ phiếu thì đó được xem là một thị trường có hiệu quả về mặt thông tin.

    Lý thuyết quan trọng về thông tin đã được nhà khoa học Mỹ Eugene F.Fama (Đại học Chicago, Illiois) đề xuất năm 1970 có tên là EMH (Efficient Market Hypothesis): Giả thuyết “Thị trường hiệu quả” và được xem như là nền tảng của lý thuyết tài chính hiện đại. Giáo sư Eugene Fama là người đã có công phát triển khái niệm “thị trường hiệu quả” như một khái niệm mang tính hàn lâm trong các bài nghiên cứu của ông vào đầu những năm 1960. Cũng theo Fama, có ba mô hình được sử dụng để kiểm tra tính hiệu quả của một thị trường: Mô hình “trò chơi công bằng” (The Fair Game Model), mô hình “trò chơi công bằng có cải tiến” (The Submartingale Model), mô hình “bước đi ngẫu nhiên” (The Random Walk).

    Lý thuyết EMH là mối quan tâm chung của những ai tham gia vào TTCK và của rất nhiều nhà khoa học. Những nghiên cứu nhằm phân tích mức độ hiệu quả của các TTCK đã được tiến hành trong suốt gần 30 năm qua. Nó cũng là vấn đề gây tranh cãi nhất trong các nghiên cứu đầu tư bởi có rất nhiều các ý kiến khác nhau về vấn đề này. Liệu có hay không những TTCK hiệu quả? Nghiên cứu có tính chất mở rộng này rất quan trọng vì những kết quả của nó về thế giới thực hết sức có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư và các nhà quản lý danh mục đầu tư.

    Công bố thông tin vốn là một yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo lòng tin và sự công bằng cho các nhà đầu tư trên TTCK. Các tổ chức phát hành, niêm yết cần phải thực hiện chế độ công bố thông tin kịp thời, chính xác và theo đúng qui định pháp luật.

    Công bố thông tin là nguyên tắc công khai, được coi là nguyên tắc hoạt động cơ bản nhất của TTCK. Thế nhưng, TTCK Việt Nam là một thị trường còn khá trẻ, đang tăng trưởng rất nhanh nhưng cũng còn nhiều hạn chế. Việc công bố thông tin và giám sát quá trình công bố thông tin trên TTCK Việt Nam trong thời gian qua thực sự chưa tạo được niềm tin nơi công chúng, nhưng đó lại là điều không thể tránh khỏi đối với các TTCK mới ra đời như Việt Nam ta.
    TTCK Việt Nam vốn là một thị trường mới nổi, hoạt động của nó còn rất nhiều khó khăn và hạn chế. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, các TTCK mới hình thành tại các nước đang phát triển thường là không hiệu quả hay cũng chỉ hiệu quả ở mức độ thấp và đã được kiểm định bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm của họ. Để có thể khẳng định TTCK Việt Nam có hiệu quả về mặt thông tin hay không, chúng ta cần phải hiểu rõ ý nghĩa thuật ngữ thế nào là một thị trường hiệu quả về mặt thông tin, phải giả định thị trường hiệu quả bằng các kiểm định trên TTCK Việt Nam và xem xét vấn đề trên nhiều phương diện khác nhau, cả về định tính lẫn định lượng.

    Chính vì tầm quan trọng của nó nên em đã chọn mảng đề tài: “Kiểm định giả thuyết “Thị trường hiệu quả” ở mức độ yếu (Weak-form efficiency) cho TTCK Việt Nam trong trường hợp Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM” để nghiên cứu. Lý thuyết “thị trường hiệu quả” sẽ phần nào lý giải sự vận động bên trong của một TTCK. Vì vậy, khi nghiên cứu về lý thuyết này trên TTCK Việt Nam, bên cạnh các thông tin được cung cấp về quá trình hoạt động và phát triển của TTCK Việt Nam, kết quả kiểm nghiệm trong bài nghiên cứu còn giúp cho chúng ta có được những kết luận cụ thể: liệu TTCK Việt Nam có hiệu quả thông tin hay không và nó đang ở mức độ nào, những nguyên nhân nào làm cho TTCK Việt Nam hiệu quả hoặc không hiệu quả, từ đó có được giải pháp nhằm giúp cho TTCK Việt Nam ngày càng phát triển. Hơn nữa, bài nghiên cứu cũng sẽ cung cấp một lượng thông tin về thị trường cũng như góp phần bổ sung thêm các kiến thức khá bổ ích về lĩnh vực chứng khoán cho các nhà đầu tư Việt Nam khi đang trong giai đoạn đầu tham gia vào TTCK.

    Với bài luận văn tốt nghiệp này, thiết nghĩ nó là vấn đề hết sức cần thiết đối với các nhà đầu tư khi tham gia vào TTCK Việt Nam. Bởi chỉ khi nào hiểu được sự vận động bên trong của TTCK, các nhà đầu tư mới có thể vạch ra cho mình những chiến lược đầu tư đúng đắn, phù hợp và hiệu quả, góp phần xây dựng TTCK Việt Nam phát triển ổn định, nhanh chóng và bền vững.

    Ngoài ra, bài nghiên cứu này còn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các đối tượng sau này khi muốn nghiên cứu về TTCK Việt Nam.
    1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

    1.2.1. Mục tiêu chung

    Kiểm định giả thuyết “Thị trường hiệu quả” ở cấp độ yếu cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong trường hợp tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

    1.2.2. Mục tiêu cụ thể

    Từ mục tiêu chung đã đưa ra sẽ được cụ thể hoá trong bài nghiên cứu

    thành một số mục tiêu cụ thể như sau:

    - Tìm hiểu về thị trường chứng khoán Việt Nam, cụ thể là: lịch sử hình thành của nó, các thông tin về trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM, quá trình hoạt động và phát triển, cơ cấu t chức, những thành tựu đã đạt được và diễn biến của thị trường trong thời gian qua.

    - Dựa vào học thuyết “Thị trường hiệu quả”, tiến hành các phương pháp thống kê để kiểm định giả thuyết: TTCK Việt Nam có phải là một thị trường có hiệu quả thông tin ở mức độ yếu hay không? Cụ thể là dựa vào chỉ số VN-Index và giá của 5 loại c ổ phiếu để thực hiện các phương pháp kiểm định thống kê.

    - Từ kết quả có được, tiến hành phân tích, đánh giá, nhận xét và đưa ra các kết luận về hiệu quả của hệ thống thông tin trên TTCK Việt Nam.

    - Chỉ ra một số vấn đề còn tồn tại, những nguyên nhân nào đã dẫn đến kết quả kiểm định có được.

    - Từ đó, đưa ra các giải pháp cụ thể cho các nhà đầu tư chứng khoán ở Việt Nam nhằm giải quyết hiện trạng trên.

    - Một số kiến nghị đối với các cơ quan chức năng có liên quan trong lĩnh vực chứng khoán, đối với các nhà đầu tư nhằm tư
    1.3. GIẢ THUYÉT CẢN KIẺM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

    1.3.1. Giả thuy ết cần kiểm định

    Bài nghiên cứu nhằm mục tiêu kiểm tra tính đúng đắn của lý thuyết ‘thị trường hiệu quả” trên TTCK Việt Nam nên giả thiết cần kiểm định trong bài là: Thị trường chứng khoán Việt Nam có phải là một thị trường có hiệu quả thông tin ở cấp độ yếu hay không?

    1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu

    Lý thuyết “thị trường hiệu quả” là gì, nó có mối quan hệ như thế nào đối với sự vận động và phát triển của thị trường chứng khoán?

    Thị trường chứng khoán Việt Nam có phải là một thị trường chứng khoán có hiệu quả thông tin ở dạng yếu không?

    Những nguyên nhân nào đã làm cho TTCK Việt Nam hoạt động hiệu quả hoặc không hiệu quả?

    Giải pháp cho các nguyên nhân trên là gì?

    Nhà nước ta và các nhà đầu tư Việt Nam cần phải làm gì để xây dựng một TTCK thực sự có hiệu quả về mặt thông tin?

    1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:

    1.4.1. Không gian (địa bàn nghiên cứu)

    Bài nghiên cứu nhằm kiểm định giả thuyết về tính hiệu quả của thông tin trên TTCK Việt Nam nên địa bàn nghiên cứu là TTCK Việt Nam mà cụ thể là Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh.

    1.4.2. Thời gian (giai đoạn hoặc thời điểm thực hiện nghiên cứu)

    Các dữ liệu nghiên cứu trong bài được thu thập trên trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM trong khoảng thời gian từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam mới bắt đầu hoạt động (28/7/2000) cho đến hết ngày 21/3/2007.

    Về phần thực hiện, luận văn sẽ được tiến hành nghiên cứu trong khoảng thời gian hơn ba tháng (tháng 3, tháng 4 và tháng 5/2007), sau đó là thời gian chuẩn bị và hoàn thành. Đến cuối tháng 7 là thời gian thực hiện báo cáo đề tài.
    1.4.3. Đối tượng nghiên cứu

    Như đã giới thiệu, bài nghiên cứu sẽ thực hiện hai phương pháp kiểm định nhằm kiểm tra tính hiệu quả của TTCK Việt Nam với trường hợp cụ thể là tại sàn giao dịch chứng khoán TPHCM. Chính vì vậy nên đối tượng nghiên cứu trong bài gồm chỉ số giá VN-index và giá của 5 loại c phiếu được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM. Năm loại c phiếu được chọn trong bài là:

    + BBC: Công ty cổ phần Bánh kẹo Biên Hoà BIBICA + CAN: Công ty c ổ phần đồ hộp Hạ Long + DPC: Công ty c ổ phần nhựa Đà Nằng + SGH: Công ty cổ phần khách sạn Sài Gòn + TRI: Công ty cổ phần nước ngọt Sài Gòn TRIBECO VN-Index là chỉ số giá chung cho toàn bộ c phiếu được niêm yết trên thị trường nên giá trị kiểm định của nó sẽ mang tính t ng quát và đại diện cho tính hiệu quả của toàn bộ TTCK Việt Nam, vì vậy việc chọn chỉ số này làm đối tượng nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp.

    Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu trong bài còn có thêm 5 loại c phiếu khác. Nguyên nhân của việc lựa chọn 5 c phiếu trên vì đó là những c phiếu bắt đầu được niêm yết vào khoảng cuối năm 2001, đây được xem khoảng thời gian niêm yết khá sớm so với các c phiếu khác. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà TTCK Việt Nam đã hoạt động được gần một năm (bắt đầu hoạt động vào ngày 28/7/2000), vì vậy mà việc chọn lựa 5 c phiếu trên sẽ tránh được tình trạng giao dịch không n định của thị trường trong thời gian đầu mới đi vào hoạt động. Hơn nữa đây là 5 công ty ra đời có qui mô hoạt động tương đối lớn ở Việt Nam nên khối lượng giao dịch của các công ty này hầu như là n định qua các năm, vì vậy giá trị nghiên cứu sẽ không bị ảnh hưởng hay có sự đột biến bất thường nhằm giúp cho kết quả kiểm định được chính xác hơn.
    5
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...