Thạc Sĩ Kiểm định các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cá

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    . 1
    1.1. KHÁI NIỆM TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI . 4
    1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HưỞNG ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TRONG NGẮN,
    TRUNG VÀ DÀI HẠN . 4
    1.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn 4
    1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến đến tỷ giá trong trung và dài hạn . 6
    1.2.2.1 Lạm phát và lãi suất . 6
    1.2.2.2 Tác động của xu hướng tài khoản vãng lai: . 7
    1.2.2.3 Can thiệp của Ngân hàng Trung Ương: . 9
    1.2.2.5 Ảnh hưởng của tỷ giá thị trường tự do: . 10
    1.3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ 11
    1.3.1 Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đến lạm phát 11
    1.3.2 Tác động của tỷ giá hối đoái đến cán cân thương mại . 12
    1.4 CÁC LÝ THUYẾT KINH ĐIỂN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI
    ĐOÁI VÀ CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ 14
    1.4.1 Lý thuyết ngang giá sức mua (Purchasing Power Parity – PPP) 14
    1.4.2 Lý thuyết ngang giá lãi suất (Interest Rate Parity). . 15
    1.4.3 Hiệu ứng Fisher quốc tế: 15
    1.4.4 Phương pháp tiền tệ 16
    1.4.4.1 Mô hình Mundell- Flemming: 16
    1.4.4.2 Mô hình giá linh hoạt: 19
    1.4.4.3 Mô hình giá cứng Dornbusch: 20
    1.4.5 Phương pháp cân bằng danh mục(PBM): 20
    KẾT LUẬN CHưƠNG 1 . 21
    CHưƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
    TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ ẢNH HưỞNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN LẠM PHÁT VÀ
    CÁN CÂN THưƠNG MẠI
    23
    2.1 VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH VĨ MÔ VIỆT NAM 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 23
    2.2 KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGẮN HẠN ĐẾN TỶ GIÁ
    HỐI ĐOÁI . 26
    2.3 KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
    TRONG TRUNG VÀ DÀI HẠN . 32
    2.3.1 Kiểm định tác động của lạm phát, lãi suất, thu nhập đến tỷ giá bằng mô hình
    VECM . 32
    2.3.1.1 Phương pháp: . 32
    2.3.1.2 Dữ liệu và mô tả . 33
    2.3.1.3 Mô hình kiểm định . 33
    2.3.1.4 Kết luận từ mô hình . 35
    2.3.2. Kiểm định sự can thiệp của NHNN vào tỷ giá 35
    2.3.2.1 Phương pháp 36
    2.3.2.2 Dữ liệu và mô tả . 37
    2.3.2.3 Kết quả ước lượng: 37
    2.3.2.4 Kết luận từ mô hình: 39
    2.3.3 Mối quan hệ tác động giữa tỷ giá thị trường chợ đen và tỷ giá chính thức. . 39
    2.3.3.1 Phương pháp 39
    2.3.3.2 Dữ liệu và mô tả . 40
    2.3.3.3 Mô hình kiểm định . 40
    2.3.3.4 Kết luận từ mô hình: 42
    2.3.4 Kiểm định mối quan hệ tác động của tài khoản vãng lai đến tỷ giá . 43
    2.3.4.1 Phương pháp: . 43
    2.3.4.2 Dữ liệu và mô tả . 43
    2.3.4.3 Kết quả ước lượng mô hình . 43
    2.3.4.4 Kết luận từ mô hình: 44
    2.4. ĐO LưỜNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ. . 45
    2.4.1 Ý tưởng mô hình . 45
    2.4.2 Phương pháp và xử lý số liệu 45
    2.4.3 Kết quả . 47
    2.4.3 Kết luận 48
    2.5. TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ 49
    2.5.1 Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và lạm phát 49
    2.5.1.1 Phương pháp: . 49
    2.5.1.2. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu: . 50

    2.5.1.3 Xác định mối quan hệ trong dài hạn. . 51
    2.5.1.4 Mô hình xem xét mối quan hệ tác động của tỷ giá lên lạm phát . 52
    2.5.1.5 Kết luận từ mô hình: 54
    2.5.2 Tác động của tỷ giá hối đoái lên xuất nhập khẩu. 55
    2.5.2.1 Phương pháp 55
    2.5.2.2. Dữ liệu và mô tả: 55
    2.5.2.3. Kiểm định. 56
    KẾT LUẬN CHưƠNG 2 . 57
    CHưƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ
    HưỚNG ĐẾN CÁC MỤC TIÊU NGẮN VÀ TRUNG HẠN .
    59
    3.1 KHUYẾN NGHỊ VỀ VIỆC ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ THEO MỤC TIÊU 59
    3.1.1 Mục tiêu ngắn hạn 59
    3.1.2 Mục tiêu trung và dài hạn 60
    3.1.2.1 Lựa chọn chế độ tỷ giá 60
    3.1.2.2 Cơ chế hai tỷ giá 63
    3.2 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VỚI MỤC TIÊU NGẮN HẠN: ỔN ĐỊNH TỶ GIÁ
    VÀ CHỐNG LẠM PHÁT 63
    3.3 CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ VỚI MỤC TIÊU TRUNG VÀ DÀI HẠN . 70
    3.3.1 Nâng cao tính độc lập của Ngân hàng trung ương . 71
    3.3.2 Hiện đại hóa thị trường ngoại hối . 73
    3.3.3 Nâng cao hiệu quả sử dụng các công cụ . 76
    KẾT LUẬN CHưƠNG 3 . 79
    KẾT LUẬN .
    80



    DANH MỤC HÌNH

    Hình 1. 1: Sơ đồ ảnh hưởng của thông tin đến khối lượng khớp lệnh và tỷ giá hối đoái.
    Hình 1. 2: Sơ đồ tác động thay đổi cung cầu tiền đến tỷ giá
    Hình 2. 1: So sánh REER, NEER, USD/VND
    Hình 2.2: So sánh dự trữ ngoại hối của Việt Nam và các nước trong khu vực
    Hình 3. 1: So sánh RERR và NERR
    Hình 3. 2: Phản ứng của các biến đối với cú sốc tỷ giá
    Hình 3. 3: Mô hình quản lý vàng – ngoại tệ
    DANH MỤC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 2. 1: Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát nguyên nhân mua ngoại tệ
    Biểu đồ 2. 2: Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát tác động biến vĩ mô lên tỷ giá hối
    đoái
    Biểu đồ 2. 3: Biểu đồ tổng hợp kết quả khảo sát “nguyên nhân tác động đến tỷ giá hối
    đoái”
    Biểu đồ 3. 1: Biểu đồ lạm phát và tỷ giá USD/VND danh nghĩa

    DANH MỤC PHỤ LỤC
    Phụ lục 1.1 Phân loại tỷ giá hối đoái
    Phụ lục 1.2: Phân loại ngang giá lãi suất
    Phụ lục 1.3: Mô hình Mundell - Fleming
    Phụ lục 1.4: Mô hình giá cứng Dornbusch
    Phụ lục 1.5: Mô hình cân bằng danh mục
    Phụ lục 1.6: Lý thuyết bộ ba bất khả thi
    Phụ lục 1.7: Tài khoản vãng lai, đầu tư và tiết kiệm
    Phụ lục 1.8: Bài học kinh nghiệm từ chính sách điều hành tỷ giá của các nước
    Phụ lục 2.1: Mô hình kiểm định sự tác động của lạm phát, lãi suất, thu nhập đến tỷ giá
    hối đoái

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO NGHIÊN CỨU

    Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các phạm trù kinh
    tế khác và đóng vai trò như là một công cụ có hiệu quả trong việc tác động đến quan
    hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với
    chính sách tiền tệ quốc gia. Trải qua nhiều thời kì, nhân loại đã và đang cố gắng tiếp
    cận vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt này với mong muốn đạt được một nhận thức
    đúng đắn về tỉ giá hối đoái, từ đó xác định và áp dụng vào thực tiễn một chính sách
    phù hợp, nhằm biến tỷ giá trở thành một công cụ tích cực trong quản lý nền kinh tế ở
    mỗi nước.Điều này thôi thúc việc phải có một nghiên cứu cung cấp một cái nhìn toàn
    diện về các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái cũng như ảnh hưởng của tỷ giá hối
    đoái đến các nhân tố vĩ mô, để tỷ giá hối đoái có thể trở thành một công cụ chính sách
    hiệu quả trong điều hành kinh tế.
    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    Hiện nay, có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề tỷ giá hối đoái tại Việt Nam. Tuy
    nhiên, các đề tài đó chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó của vấn đề này. Vì vậy, mục
    tiêu của bài nghiên cứu này hướng đến là cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về vấn đề
    tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, bao gồm: những nhân tố thực sự ảnh hưởng đến tỷ giá,
    tác động của chúng đến biến vĩ mô và các công cụ có hiệu quả trong việc điều hành tỷ
    giá. Bên cạnh đó, trên cơ sở tiếp cận các phương pháp điều hành tỷ giá của các nước
    trên thế giới, áp dụng với điều kiện cụ thể tại nước ta, bài nghiên cứu sẽ xây dựng nên
    những mục tiêu ngắn và trung hạn cho việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái tại
    Việt Nam.
    3. PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so
    sánh, phân tích và tổng hợp nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu.
    Để tiến hành phân tích định lượng các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái và ảnh
    hưởng của tỷ giá lên các biến của nền kinh tế như lạm phát, xuất nhập khẩu; các công
    cụ điều hành tỷ giá, đề tài sử dụng các số liệu công bố trong khoảng 15 năm qua của
    quỹ tiền tệ thế giới (IMF), ngân hàng phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng thế giới
    (WB), Economic Statistics, Tổng cục thống kê Việt Nam (GSO), Ngân hàng Nhà
    nước (SBV) .
    Đặc biệt, để xem xét ảnh hưởng của yếu tố tâm lý hành vi trong việc giải thích sự biến
    động của tỷ giá hối đoái tại Việt Nam, chúng tôi tiến hành một cuộc khảo sát hướng
    đến những nhà đầu tư trên thị trường ngoại hối. Kết quả khảo sát được thống kê và sử
    dụng cho những phân tích của chúng tôi.
    Trên cơ sở tổng hợp các kết quả kiểm định được, kết hợp so sánh với nghiên cứu
    phương pháp điều hành tỷ giá ở các nước có mối quan hệ tương đối tương đồng với
    Việt Nam; chúng tôi tiến hành xây dựng nên các mục tiêu ngắn và trung hạn cho việc
    điều hành chính sách tỷ giá và những gợi ý để đạt được mục tiêu đó.
    4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
    Chương 1: Cơ sở lý thuyết.
    Chương 2: Khảo sát và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái tại Việt
    Nam, ảnh hưởng tỷ giá hối đoái đến lạm phát và cán cân thương mại.
    Chương 3: Khuyến nghị về việc điều hành chính sách tỷ giá hướng đến mục tiêu ngắn
    và trung hạn.
    5. Ý NGHĨA CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
    Về mặt lý luận, đề tài đã hệ thống các công trình nghiên cứu và các lý thuyết kinh điển
    về vấn đề các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái trong ngắn, trung và dài hạn và mối
    liên hệ của tỷ giá hối đoái đến các nhân tố vĩ mô.
    Về mặt thực tiễn, đề tài đã cho thấy tác động của các nhân tố đến tỷ giá hối đoái trong
    ngắn, trung, dài hạn và làm rõ mối liên hệ của tỷ giá hối đoái đến các nhân tố vĩ mô,
    qua đó góp phần làm rõ các học thuyết kinh tế về những vấn đề trên. Đề tài cũng
    thành công trong việc kiểm định hiệu quả của các công cụ tiền tệ lên điều hành tỷ giá
    hối đoái. Cuối cùng đề tài cũng đưa ra những khuyến nghị nhằm giúp các nhà làm
    chính sách có biện pháp điều hành chính sách tỷ giá linh hoạt và hướng đến những
    mục tiêu ngắn, và trung hạn.
    6. HưỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
    Đề tài đã cố gắng hệ thống một cách khá đầy đủ và toàn diện các nhân tố xác định tỷ
    giá hối đoái. Dù rằng trong quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy vẫn còn một nhân
    tố ảnh hưởng khá lớn đến tỷ giá hối đoái trong trung và dài hạn, đó là chính sách kiểm
    soát vốn của chính phủ. Nhưng những khó khăn trong việc tiếp cận nguồn dữ liệu đã
    hạn chế chúng tôi thực hiện các kiểm định về ảnh hưởng của nhân tố này đến tỷ giá
    hối đoái. Đồng thời, để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố lên tỷ giá hối đoái trong
    ngắn hạn vẫn cần phải thực hiện một cuộc khảo sát chuyên sâu hơn, với mẫu lớn hơn.
    Chúng tôi hi vọng những thiếu sót này sẽ được các đề tài nghiên cứu về sau hoàn thiện
    hơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...