Thạc Sĩ Kiểm định các nhân tố ảnh hướng đến việc làm phi nông nghiệp

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/3/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    PHẦN MỞ ĐẦU . 1
    1. Đặt vấn đề. 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu. 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 3
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài . 4
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. 5
    1.1. Cơ sở lý thuyết . 5
    1.1.1. Các khái niệm có liên quan . 5
    1.1.2. Mối liên kết giữa hai khu vực . 7
    1.1.3. Lý thuyết về các yếu tố kéo và đẩy tham gia hoạt động phi nông nghiệp của
    nông dân . 9
    1.1.4. Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp 10
    1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm 19
    1.2.1. Nghiên cứu 1 .19
    1.2.2. Nghiên cứu 2 .19
    1.2.3. Nghiên cứu 3 .20
    1.2.4. Nghiên cứu 4 21
    1.3. Kinh Nghiệm giải quyết việc làm nông thôn của các nước 22
    1.3.1. Trung Quốc 22
    1.3.2. Hàn Quốc .23
    1.4. Mô hình nghiên cứu đề nghị 25
    CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM VÙNG NÔNG THÔN HUYỆN
    TAM NÔNG GIAI ĐOẠN 2005-2006 28
    2.1. Tổng quan về kinh tế của huyện Tam Nông 28
    2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 28
    2.1.2. Tình hình kinh tế của huyện 29
    2.2. Thực trạng nguồn lao động nông thôn của huyện Tam Nông 30
    2.2.1. Tình hình dân số và lao động 30
    2.2.2. Chất lượng nguồn lao động 32
    2.2.3. Cơ cấu lao động nghề nghiệp 34
    2.2.4. Di cư lao động 35
    2.3. Khả năng tạo việc làm 36
    2.3.1. Khả năng tạo việc làm nông nghiệp 36
    2.3.2. Khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp 37
    2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của
    lao động 39
    2.4.1. Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động .40
    2.4.2. Nhóm nhân tố thuộc về gia đình người lao động 43
    2.4.3. Nhóm nhân tố thuộc về cộng đồng 47
    Kết luận 49
    CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM PHI NÔNG
    NGHIỆP. 51
    3.1. Mô hình kinh tế lượng xác định các nhân tố tác động đến việc làm làm phi nông
    nghiệp . 51
    3.1.1. Xây dựng mô hình .51
    3.1.2. Số liệu dùng trong phân tích mô hình 56
    3.2. Kết quả mô hình và ý nghĩa phân tích 56
    3.2.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm cá nhân người lao động 57
    3.2.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm gia đình người lao động .59
    3.2.3. Nhóm nhân tố về đặc điểm cộng đồng 61
    Kết luận 61
    KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ SUẤT CHÍNH SÁCH 63
    1. Kết luận rút ra từ nghiên cứu 63
    2. Các đề xuất chính sách 64
    3. Hạn chế của nghiên cứu .66
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC


    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


    Bảng 2.1. Cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm 2001, 2005, 2006 .29
    Bảng 2.2. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số .30
    Bảng 2.3. Lao động, việc làm của huyện Tam Nông năm 2006 .31
    Bảng 2.4. Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa huyện Tam Nông năm 2006 .32
    Bảng 2.5. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn huyện Tam Nông năm 2006 33
    Bảng 2.6. Đặc điểm về tuổi và giới tính của lao động 40
    Bảng 2.7. Trình độ học vấn và học nghề của lao động .42
    Bảng 2.8. Phân loại hộ nghề nghiệp 43
    Bảng 2.9. Đặc điểm về qui mô gia đình và đất sản xuất theo hộ nghề nghiệp .44
    Bảng 2.10.Đặc điểm về thu nhập và nông nhàn của gia đình theo hộ nghề nghiệp .46
    Bảng 3.1. Các biến số sử dụng trong mô hình 55
    Bảng 3.2. Kết quả ước lượng với các biến đặc điểm của người lao động 57
    Bảng 3.3. Kết quả ước lượng mô hình với các biến đặc điểm gia đình 59


    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Hình 1.1. Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp 8
    Hình 1.2. Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp .14
    Hình 1.3. Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp .16
    Hình 1.4. Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp .17



    DANH MỤC SƠ ĐỒ
    Sơ đồ 1.1. Tóm lược mô hình nghiên cứu .27


    DANH MỤC CÁC HỘP
    Hộp 1. Những người trẻ tuổi thường đi khỏi quê vào mùa nước nổi 31
    Hộp 2. Học nghề đã khó, theo nghề đã học còn khó hơn 33
    Hộp 3. Vào mùa vụ họ lại bỏ làm đi gặt lúa mướn .47

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Đặt vấn đề.
    Việc làm luôn là vấn đề bức xúc của xã hội, với sự phát triển nhanh của các
    nền kinh tế, nó đã không ngừng được tạo ra nhưng cũng không ít những việc làm bị
    mất đi. Sự mai một của một số các việc làm thường xảy ra ở nông thôn, những vùng
    đất mà người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên
    nhiên là chính. Những làng nghề truyền thống hay những mặt hàng thủ công không
    theo kịp sự phát triển của nền kinh tế hiện đại dần biến mất.
    Trong giai đoạn hiện nay, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn cùng
    với công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp là một tất yếu để phát triển
    kinh tế. Nhưng với diện tích đất có giới hạn, tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn lại cao và
    trình độ dân trí còn thấp đã làm cho người dân sống ở nông thôn ngày càng khó tìm
    được việc làm khi họ bị tách khỏi những lao động phổ thông trong nông nghiệp.
    Riêng với huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp - là một vùng trũng của Đồng
    Tháp Mười - trong một năm có năm đến sáu tháng nước nổi, gần 90 % dân số sống ở
    nông thôn với nghề nông là chính, thì vấn đề việc làm cho người lao động là một bài
    toán nan giải đặt ra cho người dân cũng như các cấp chính quyền địa phương. Sự dư
    thừa lao động và thiếu việc làm nhất là vào mùa lũ trở thành một trong những lực cản
    chính cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và là
    mầm móng phát sinh tệ nạn xã hội.
    Nhận thấy nhu cầu việc làm ở nông thôn là rất cấp thiết, nhà nước đã có những
    chính sách nhằm tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động cho nông thôn nói chung
    và cho huyện Tam Nông Tỉnh Đồng Tháp nói riêng. Bên cạnh đó còn có các dự án hỗ
    trợ của các tổ chức phi chính phủ nhằm tạo việc làm cho người lao động nghèo.
    Những chính sách và dự án tập trung vào: đào tạo nghề, khuyến khích phát triển làng
    nghề, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp tín dụng. Nhưng đối với người
    dân sống ở vùng lũ, tạo thêm việc làm và khả năng tự tạo việc làm cho người lao động
    lại có những đặc trưng riêng biệt mà khi tiếp nhận các chính sách hay các chương
    trình việc làm nông thôn chung phải có những thay đổi linh hoạt phù hợp với điều
    kiện địa lý và năng lực của người dân.Vì vậy, nghiên cứu về lao động - việc làm cho
    người lao động theo khía cạnh hộ gia đình là cần thiết. Thứ nhất, làm rõ đặc điểm lao
    động – việc làm ở nông thôn vùng lũ. Thứ hai, Tìm ra những nhân tố tác động đến sự
    tham gia hoạt động phi nông nghiệp của người lao động nhằm định hướng chính sách
    thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu lao động (từ lao động nông nghiệp sang lao động
    phi nông nghiệp) diễn ra nhanh chóng.
    Cùng với khuynh hướng chung của chính sách nhà nước là chuyển dịch cơ cấu
    lao động, nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tham
    gia việc làm phi nông nghiệp cho người dân vùng lũ huyện Tam Nông tỉnh Đồng
    Tháp.
    2. Mục tiêu nghiên cứu.
    Xuất phát từ nhu cầu việc làm ở nông thôn vùng lũ của huyện Tam Nông đề tài
    sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau :
    - Xác định các nhân tố tác động đến cơ hội tham gia việc làm phi nông nghiệp
    của người lao động.
    - Gợi ý chính sách tác động tạo cơ hội việc làm cho người lao động.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
    - Đối tượng nghiên cứu: là người dân trong độ tuổi lao động và có khả năng lao
    động. Độ tuổi lao động được xác định người từ 15 tuổi trở lên
    - Phạm vi nghiên cứu: vùng nông thôn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Hai
    xã được chọn đại diện lấy mẫu để thực hiện nghiên cứu là xã Tân Công Sính
    và xã Phú Hiệp. Xã Tân Công Sính có đường giao thông không thuận tiện, diện
    tích đất tự nhiên lớn nhất huyện, mật độ dân số thưa, vùng ngập lụt sâu, nghèo.
    Xã Phú Hiệp có đường giao thông thuận tiện, diện tích đất vừa, mật độ dân số
    cao, vùng ngập lụt.
    - Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian là 07
    tháng. Bắt đầu từ tháng 12 năm 2006 và kết thúc nghiên cứu vào tháng 07 năm
    2007.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp phân tích định tính
    Phương pháp phân tích định tính bao gồm: phương pháp chuyên gia và phỏng
    vấn sâu.
    ã Phương pháp chuyên gia
    Ở cấp huyện, tham vấn trực tiếp phó chánh văn phòng phụ trách kinh tế Ủy
    ban huyện Tam Nông, hội trưởng và hội phó hội phụ nữ huyện, phó phòng công
    thương huyện, Trưởng phòng và phó phòng nội vụ lao động thương binh xã hội
    huyện.
    Ở cấp xã, tham vấn trực tiếp phó chủ tịch phụ trách kinh tế xã Tân Công Sính,
    xã Phú Hiệp. Phỏng vấn nhóm các cán bộ phụ trách hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn
    thanh niên của hai xã Tân Công Sính và Phú Hiệp.
    Ngoài ra, tham vấn trực tiếp hai chủ tổ hợp sản xuất có thu hút lao động của
    hai xã vùng nghiên cứu.
    ã Phương pháp phỏng vấn sâu
    Phỏng vấn trực tiếp 80 lao động trong độ tuổi lao động ở hai xã đại diện vùng
    nông thôn của huyện. Các lao động được phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi và
    ngẫu nhiên. Số mẫu ở mỗi xã được tính dựa trên số hộ dân vào năm 2006, xã Tân
    Công Sính có 1.109 hộ và xã Phú Hiệp có 1736 hộ dân. Như vậy, tổng thể quan sát là
    2845 hộ trong đó Phú hiệp chiếm 61,01% tổng thể quan sát nên với số mẫu tương ứng
    cần được phỏng vấn là 49 mẫu, còn lại xã Tân Công Sính chiếm 38,98% nên tương
    ứng với số mẫu cần được phỏng vấn là 31 mẫu.
    4.2. Phương pháp phân tích định lượng
    ã Phương pháp thống kê mô tả
    Sau khi điều tra thực tế và tham vấn ý kiến chuyên gia các số liệu và các thông
    tin thu thập được về đặc điểm lao động của hai xã khảo sát sẽ được thống kê kết hợp
    phân tích nhằm đưa ra những đánh giá định tính về mức độ, xu hướng, tính chất và
    mối quan hệ giữa các biến số. Phương pháp này sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel.
    ã Phương pháp phân tích hồi qui
    Dùng mô hình probit (logit) và phần mềm kinh tế lượng chuyên dụng Eview để
    xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội làm việc phi nông
    nghiệp của người lao động nông thôn vùng lũ.
    5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
    Kết quả nghiên cứu của đề tài mang đến một số ý nghĩa sau:
    - Hiểu rõ đặc điểm lao động vùng lũ và những nhu cầu thực tế của người lao
    động trên cơ sở đó có những gợi ý chính sách tác động phù hợp với nhu cầu
    thực sự của người lao động.
    - Gợi ý chính sách phù hợp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao
    động, phát triển kinh tế địa phương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...