Luận Văn Kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CÁC LÝ THUYẾT CẤU TRÚC VỐN 3
    1.1 Tổng quan về cấu trúc vốn 3
    1.1.1 Khái niệm cấu trúc vốn 3
    1.1.2 Thành phần cấu trúc vốn . 3
    1.2 Các lý thuyết cấu trúc vốn 4
    1.2.1 Lý thuyết MM 4
    1.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn . 5
    1.2.3 Lý thuyết Trật tự phân hạng 7
    1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp 9
    1.3.1 Đặc điểm nền kinh tế 9
    1.3.2 Tài sản cố định hữu hình 10
    1.3.3 Thuế suất hiệu lực 11
    1.3.4 Quy mô 11
    1.3.5 Cơ hội tăng trưởng . 12
    1.3.6 Khả năng sinh lợi . 12
    1.3.7 Biến động của thu nhập 13
    1.3.8 Tính thanh khoản . 13
    1.3.9 Tấm chắn thuế phi nợ 13
    1.3.10 Độc quyền . 14
    1.3.11 Đặc điểm ngành . 14
    1.3.12 Chu kỳ tăng trưởng 14
    1.3.13 Triết lý quản lý . 15
    Chương 2: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 17
    2.1 Tổng quan cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam . 17
    2.2 Tổng quan thành phần cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam . 19
    2.2.1 Cổ phần thường 20
    2.2.2 Vay ngân hàng ngắn hạn . 22
    2.2.3 Vay ngân hàng dài hạn 23
    2.2.4 Lợi nhuận giữ lại 25
    2.2.5 Trái phiếu 26
    2.2.6 Cổ phần ưu đãi . 28
    2.3 Đặc điểm thành phần cấu trúc vốn của một số ngành tiêu biểu . 30
    2.3.1 Ngành chế biến thủy sản . 30
    2.3.2 Ngành vật liệu xây dựng tổng hợp . 31
    2.3.3 Ngành sản xuất kinh doanh điện . 32
    2.3.4. Ngành bất động sản 33
    2.3.5 Ngành dược phẩm 34
    2.3.6 Ngành công nghệ và thiết bị viễn thông . 35
    2.3.7 Ngành dịch vụ xăng dầu . 36
    2.3.8 Ngành thương mại 36
    2.4 So sánh thành phần cấu trúc vốn giữa một số ngành tiêu biểu 37
    2.4.1 Cổ phần thường 37
    2.4.2 Vay ngân hàng ngắn hạn . 39
    2.4.3 Vay ngân hàng dài hạn 40
    2.4.4 Lợi nhuận giữ lại 42
    2.4.5 Trái phiếu 43
    2.4.6 Cổ phần ưu đãi . 44
    Chương 3: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM . 47
    3.1 Kiểm định các nhân tố định tính . 47
    3.1.1 Đặc điểm chung nền kinh tế . 47
    3.1.2 Đặc điểm ngành 49
    3.1.3 Tuổi của doanh nghiệp 53
    3.2 Kiểm định các nhân tố bằng mô hình kinh tế lượng . 55
    3.2.1 Kiểm định tác động riêng lẻ của từng nhân tố . 55
    3.2.1.1 Tương quan giữa ROA và DE 56
    3.2.1.2 Tương quan giữa SIZE và DE 57
    3.2.1.3 Tương quan giữa TANG và DE . 58
    3.2.1.4 Tương quan giữa NDTS và DE 59
    3.2.1.5 Tương quan giữa GROWTH và DE 60
    3.2.2 Tác động tổng hợp của các nhân tố lên cấu trúc vốn . 61
    3.2.3 Kiểm định cho các ngành tiêu biểu . 69
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 . 71
    Chương 4: KIẾN NGHỊ GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM XÂY DỰNG CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU . 74
    4.1 Về phía doanh nghiệp 74
    4.1.1 Nâng cao năng lực hoạch định cấu trúc vốn của các giám đốc tài chính 74
    4.1.2 Ứng dụng các mô hình tài chính hoạch định cấu trúc vốn của doanh nghiệp 75
    4.2 Về phía nhà nước 75
    4.2.1 Hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán . 76
    4.2.2 Phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp 76
    4.2.3 Hạn chế việc ngân hàng cho vay các khoản nợ xấu . 77
    4.2.4 Ổn định kinh tế vĩ mô 77
    LỜI KẾT 80
    PHỤ LỤC 1
    Phụ lục 1 . 1
    Phụ lục 2 . 3
    Phụ lục 3 . 14
    Phụ lục 4 . 32
    Phụ lục 5 . 36
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 42

    TÓM TẮT ĐỀ TÀI
    Lý do chọn đề tài: Trong thời gian học tập và nghiên cứu bộ môn Tài chính doanh nghiệp tại trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có những quan tâm đến vấn đề cấu trúc vốn, một vấn đề tuy cũ nhưng không ngừng gây ra những tranh luận khiến nhiều nhà kinh tế lớn trên thế giới phải bỏ công sức nghiên cứu thực nghiệm để kiểm chứng cho những lý thuyết đang cạnh tranh nhau hiện tại. Và qua quá trình tìm hiểu thực trạng của các doanh nghiệp Việt Nam chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp của chúng ta dường như không chú trọng lắm đến vấn đề xây dựng cấu trúc vốn phù hợp với doanh nghiệp mình trong khi đối với các doanh nghiệp ở những nước phát triển thì đây là vấn đề đầu tiên quyết định đối với việc hình thành và phát triển của một doanh nghiệp. Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới theo xu hướng toàn cầu hoá mạnh mẽ như hiện nay thì việc các doanh nghiệp Việt nghĩ đến việc xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu hợp lý cho mình là một vấn đề bức thiết để có thể hội nhập tốt với nền kinh tế thế giới cạnh tranh khốc liệt. Nhưng muốn xây dựng được một cấu trúc vốn phù hợp thì các doanh nghiệp Việt Nam cần hiểu rõ mình đang ở trong điều kiện như thế nào, cấu trúc vốn của mình đang chịu sự tác động của những nhân tố nào. Chính vì thế chúng tôi quyết định chọn đề tài “Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, kiểm định tại thị trường Việt Nam” với hy vọng có thể góp phần giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng một cấu trúc vốn tối ưu.
    Vấn đề nghiên cứu: Đề tài này chúng tôi tập trung vào bốn nội dung chính sau:
    Thứ nhất, khát quát các lý thuyết cấu trúc vốn để thấy được tầm quan trọng của một cấu trúc vốn tối ưu hợp lý đối với sự phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn.
    Thứ hai, tìm hiểu các nhân tố có tác động đến cấu trúc vốn của một doanh nghiệp đang được nhiều nhà nghiên cứu đưa ra phân tích và tranh cãi để thấy được chiều hướng tác động của các nhân tố này đối với cấu trúc vốn của một doanh nghiệp.
    Thứ ba, tìm hiểu thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam và tiến hành kiểm định tác động của một số nhân tố tiêu biểu đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Thứ tư, đưa ra các kiến nghị giúp các doanh nghiệp xây dựng cấu trúc vốn tối ưu.
    Mục đích nghiên cứu: Chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm góp phần làm rõ được tầm quan trọng của cấu trúc vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp; tìm hiểu sự tác động của các nhân tố lên cấu trúc vốn của các doanh nghiệp trên thế giới; khảo sát và đưa ra bằng chứng thực nghiệm cho tác động của các nhân tố này ở Việt Nam thông qua khảo sát cấu trúc vốn của các doanh niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) bằng mô hình kinh tế lượng. Từ đó đưa ra một cái nhìn tổng quan và thiết thực về cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
    Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp và phân tích các dữ liệu định tính kết hợp với thống kê, phân tích các dữ liệu định lượng, so sánh kết quả thu được với các kết quả có trước đó đã được trình bày nhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu. Công cụ sử dụng là mô hình kinh tế lượng chạy trên phần mềm Eview 6.
    Phạm vi và đối tượng nghiên cứu: Đối với bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ dừng lại ở việc kiểm định sự tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sàn HOSE từ năm 2006 đến 2010. Sau khi tổng hợp số liệu và hồi quy theo mô hình kinh tế lượng chúng tôi sẽ tiến hành phân tích kết quả hồi quy nhằm làm rõ hơn sự tác động của các nhân tố.
    Nội dung bài nghiên cứu: gồm bốn chương
    Chương 1: Tổng quan về cấu trúc vốn và các lý thuyết cấu trúc vốn
    Chương 2: Thực trạng cấu trúc vốn của các doanh nghiệp Việt Nam.
    Chương 3: Kiểm định tác động của các nhân tố đến cấu trúc vốn các doanh nghiệp Việt Nam.
    Chương 4: Các kiến nghị giúp doanh nghiệp Việt Nam xây dựng cấu trúc vốn tối ưu.
    Ý nghĩa của công trình nghiên cứu:
    Về mặt lý luận: Hệ thống lại các lý thuyết cấu trúc vốn cơ bản, cho thấy được vai trò quan trọng của một cấu trúc vốn đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đề tài cũng đã hệ thống được các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp.
    Về mặt thực tiễn: Đề tài cũng đã trình bày tác động của một số nhân tố đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM, cung cấp được thêm một bằng chứng thực nghiệm chứng minh cho một số học thuyết về cấu trúc vốn, giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thêm cơ sở để thiết lập một cấu trúc vốn tối ưu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...