Tiểu Luận Kích cầu và những tác dụng phụ của việc kích cầu

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Kích cầu và những tác dụng phụ của việc kích cầu

    1.Khái quát:
    1.1. Các khái niệm:
    1.2. Quan điểm của Keynes về kích cầu:
    1.3 Biện pháp kích cầu:

    2. Thực trạng của việc kích cầu:
    2.1. kích cầu ở một số nước:
    2.2. kích cầu ở Việt Nam
    3. Những “tác dụng phụ” của việc kích cầu:
    4. Những kiến nghị về việc kích cầu:
    Tài liệu tham khảo:


    TIỂU LUẬN MÔ KINH TẾ VĨ MÔ
    KÍCH CẦU
    1.Khái quát:
    1.1. Các khái niệm:
    Kích cầu: theo Bách khoa toàn thư mở (http://vi.wikipedia.org) Kích cầu là biện pháp đẩy mạnh chi tiêu ròng của chính phủ (hay còn gọi tiêu dùng công cộng) để làm tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng kinh tế.
    Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người trong một thời gian nhất định.
    Bẫy thanh khoản: là hiện tượng trong đó chính sách tiền tệ được nới lỏng bằng biện pháp giảm lãi suất để rồi lãi suất xuống thấp quá một mức nhất định khiến cho mọi người quyết định giữ tài sản của mình dưới dạng tiền mặt và chính sách tiền tệ trở nên bất lực. Khi đó việc điều tiết chu kỳ kinh tế chỉ còn trông cậy vào chính sách tài chính. Đây là một trong những lý luận của kinh tế học Keynes.
    1.2. Quan điểm của Keynes về kích cầu:
    Keynes là một nhà kinh tế học người Anh hình thành nên Kinh tế học Keynes, có ảnh hưởng lớn tới kinh tế học hiện đại và chính trị cũng như các chính sách tài chính của nhiều chính phủ, hầu hết các quan điểm của ông điều trái ngược với các nhà kinh tế học cổ điểm nổi bật là sự khác nhau về chi tiêu trong thời kỷ suy thoái kinh tế
    Trong khi trường phái cổ điển khuyến khích tiết kiệm và sống cuộc sống tằng tiện, họ rất quan tâm vấn đề tích lũy tư bản và bào chữa khuyến khích cho việc thăng bằng thu chi ngân sách bởi vì xuất phát từ quan điểm của Adamsmith chi tiêu của nhà nước dựa trên cơ sở thu, và cho rằng chi tiêu của nhà nước hoàn toàn trung lập với hoạt động kinh tế nhưng Keynes lại khuyến khích tiêu dùng trong thời kỳ suy thóai. Theo Keynes trong ngắn hạn tất cả các vấn nạn trong nền kinh tế đều có nguyên nhân từ tổng cầu. Và ông cho rằng lượng cung hàng hóa là do lượng cầu quyết định. Do đó, vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng lượng cầu, đầu tư hàng hóa công cộng (tăng chi tiêu công cộng), thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, cần phải thiếu hụt ngân sách trong những thời kỳ kinh tế suy thoái, để thúc đẩy chi tiêu kinh tế trên cơ sở đó nhanh chóng phục hồi kinh tế.
     
Đang tải...