Luận Văn Kịch bản tác phẩm phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng”

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU:
    1. Lý do chọn đề tài:

    Lịch sử đất nước mấy ngàn năm đã hun đúc nên nền văn hóa Việt Nam đậm đà và đầy bản sắc dân tộc.
    Nằm bên bờ sông Mã, là làng Bồng Báo thuộc huyện Vĩnh Lộc, nơi có những điệu hò, có thành nhà Hồ, có chùa Báo Ân nổi tiếng từ ngàn đời nay nhưng rất tiếc nay không còn nữa vì những biến cố của lịch sử .


    2. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
    Chúng tôi thực hiện tác phẩm Phóng sự này cho khóa luận tốt nghiệp của mình nhằm:
    - Trực tiếp thực hiện một quy trình sản xuất tác phẩm truyền hình, tiếp thu những kinh nghiệm thực tiễn khi thực hiện tác phẩm này để phục vụ tốt hơn cho quá trình tác nghiệp sau khi ra trường.
    - Theo chủ trương tuyên truyền định kỳ về văn hóa du lịch, lễ hội của Trung tâm Báo chí và hợp tác truyền thông thông quốc tế phân cho các phòng Biên tập và phóng viên, nhằm tôn vinh các giá trị văn hóa lịch sử, quảng bá hình ảnh làng quê Việt Nam ra với bạn bè thế giới.
    - Thực hiện thông báo số 188/TB/TW của Thường vụ Bộ Chính trị và chỉ thị 10/2000/CP - TTG của Thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý, phát hành ấn phẩm văn hóa, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền. Giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập, nâng cao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.
    Từ những lý do trên, em đã chọn đề tài về văn hóa lịch sử của một vùng đất từng là kinh đô của nhà Hồ và là một vùng đất phát tích của Chúa Trịnh - một dòng Chúa tồn tại hơn 200 năm trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Nơi đó hình thành nên nền văn hóa cổ Đa Bút và những điệu hò sông Mã nổi tiếng. Đó là làng “Biện Thượng” thuộc xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
    3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
    Từ năm 2003 đến nay, Khoa Báo chí và Truyền thông, trường Đại họa khoa học xã hội và nhân văn đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu về truyền hình. Đó là một dấu hiệu khởi sắc về môn học báo chí truyền hình trong việc giảng dạy và nghiên cứu của khoa Báo chí và Truyền thông hiện nay. Đặc biệt, là năm 2005 khoa có chủ trương cho sinh viên bảo vệ khóa luận tốt nghiệp bằng tác phẩm truyền hình, phát thanh . Đây là một hình thức mới giúp yếu tố kỹ năng thực hành của sinh viên được nhấn mạnh, có thể sáng tạo chủ động hơn và giúp sinh viên sắp tốt nghiệp chuyên tâm tác nghiệp tại các tòa soạn báo trong quá trình thực tập.
    Thực hiện tốt tác phẩm cho mình, chúng tôi muốn đóng góp vào kho tư liệu của khoa một phóng sự về một vùng đất mà nơi ấy đã tạo ra những dấu ấn về văn hóa hết sức sâu đậm và ngày nay vẫn tồn tại nhiều di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng.
    4. Phương pháp thực hiện:
    Nền tảng là cơ sở lý luận, các vấn đề lý thuyết cơ bản về phóng sự trong báo chí và phóng sự truyền hình; Quy trình để thực hiện một tác phẩm truyền hình.
    Phương pháp thực hiện là tác nghiệp thực tế tại hiện trường cùng với các thiết bị truyền hình (máy quay, micro, ) và làm hậu kỳ tại Trung tâm Báo chí và Hợp tác truyền thông quốc tế và Trung tâm kỹ thuật Havisco.
    5. Kết cấu:
    Khóa luận tốt nghiệp này được trình bày với kết cấu như sau:
    * Mục lục.
    * Mở đầu.
    * Nội dung:
    Chương I: Lý thuyết
    - Lý luận chung về Phóng sự và Phóng sự truyền hình.
    Chương II: Những vấn đề liên quan đến phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng”.
    1. Vài nét về làng Biện Thượng, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
    2. Quy trình thực hiện tác phẩm “Xuôi miền Biện Thượng”.
    3. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện phóng sự.
    * Kết luận.
    * Kịch bản tác phẩm phóng sự “Xuôi miền Biện Thượng”.
    * Tài liệu tham khảo.

    (52 trang)
     
Đang tải...