Tiến Sĩ Kí như một loại hình diễn ngôn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Kí như một loại hình diễn ngôn
    Định dạng file word


    MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài1.1. Văn học kí có một địa vị rất quan trọng trong nền văn hóa, văn học Việt Nam, song cho đến nay, cách xác định ngoại diên và nội hàm khái niệm vẫn còn chưa thống nhất. Nhiều nhà nghiên cứu gọi nó là một loại văn học, xếp ngang hàng với loại tự sự, trữ tình, kịch. Có học giả lại coi nó là một thể văn học thuộc văn xuôi tự sự. Có nhà nghiên cứu xếp tất cả các tác phẩm có chức năng ghi chép thời trung đại như bi kí, minh kí, mộ chí, tạp kí . vào kí, có nhà nghiên cứu lại giới hạn kí trong phạm vi hẹp hơn, và thậm chí loại bỏ tùy bút, bút kí ra khỏi biên giới của kí. Trong lịch sử phát triển lâu dài, diện mạo của kí lại không ngừng thay đổi, khiến những tác phẩm kí ra đời muộn sau này như bút kí, phóng sự, hồi kí. khác rất xa với các tạp kí, bi kí, kí sự được hình thành ở chặng đầu phát triển của thể loại.
    Trong các nền văn học của nhiều nước trên thế giới, đều tồn tại một loại hình văn xuôi nằm giữa văn học và lịch sử, báo chí, khoa học, có nội dung ghi chép những nhân vật có thật, những sự kiện đã xảy ra. Song loại hình văn học này được gọi bằng những tên gọi khác nhau, có phạm vi, nội hàm không giống nhau: các thể loại văn học trung gian trong văn học Trung Quốc, văn học tư liệu trong văn học Liên Xô, văn xuôi phi hư cấu trong văn học phương Tây. Những lí do trên khiến cho việc xác định đặc trưng của loại hình văn học kí là công việc rất cần thiết nhưng đồng thời cũng là một thách thức đối với người nghiên cứu.
    1.2. Trong tư duy lí thuyết Việt Nam, từ trong các tự, bạt, khảo cứu thời trung đại, đến các công trình phê bình văn học, văn học sử, lí luận văn học hiện đại, người ta thường cho rằng ghi chép sự thật là đặc trưng quan trọng nhất của kí. Tuy nhiên, vì sự thật thường được xác định trong quan hệ đối lập với hư cấu, cho nên việc xác định tiêu chí đánh giá sự thật, mức độ và phạm vi hư cấu là những vấn đề gây rất nhiều tranh luận, đặc biệt là hai cuộc tranh luận về nghệ thuật tả chân những năm 1936-1939 và cuộc tranh luận về kí những năm 1960. Mặt khác, cách kiến giải đặc trưng của kí theo cách này đã không thể giải quyết một cách triệt để một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn sáng tác. Chính vì thế, thiết nghĩ cần có một cách tiếp cận khác đối với loại hình văn học này.
    1.3. Từ những năm đầu thế kỉ XX, trên thế giới, đã xuất hiện một bước chuyển biến quan trọng trong tư duy lí thuyết của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, được gọi là khúc ngoặt ngôn ngữ. Trên cơ sở sự thức tỉnh sâu sắc về vai trò, chức năng và bản chất của ngôn ngữ, các tư tưởng gia như M.Bakhtin, M.Foucault, R.Barthes, J.Derrida . đã cắt nghĩa lại rất nhiều những vấn đề cốt yếu như thực tại, chủ thể, sự thật, căn tính . Xuất phát từ nền tảng này, một mô hình nghiên cứu văn học, văn hóa mới đã dần dần thay thế cho mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết phản ánh. Từ đây, người ta không còn định vị các hiện tượng văn học, văn hóa bằng cách qui chiếu nó với một thực tại có thật, mà xác định tọa độ của nó trong mạng lưới các diễn ngôn bao xung quanh nó, có trước nó, tiếp nối sau nó. Mặt khác, văn học không còn được nghiên cứu như là những văn bản ngôn từ khép kín, mà các học giả luôn cố gắng chỉ ra những cấu trúc kiến tạo nên các văn bản ngôn từ chìm sâu trong các vỉa tầng văn hóa. Trong mô hình nghiên cứu này, khái niệm diễn ngôn trở thành một trong những thuật ngữ mang tính chất chìa khóa, có vai trò quan trọng đến nỗi, người ta khó có thể thâm nhập vào các lý thuyết văn học văn hóa thế kỉ XX mà không hiểu được nội hàm của nó. Nền tảng lý thuyết này đã cung cấp cho chúng tôi một cách tiếp cận mới về loại hình văn học kí, góp phần giải quyết những vấn đề còn bỏ ngỏ đặt ra từ thực tiễn sáng tác, đồng thời đem lại một cách nhìn mới về loại hình văn học vốn quen thuộc này.
    1.4. Tiếp cận đặc trưng của kí như một hình thức diễn ngôn, có thể nói, là một hướng đi mới. Một mặt, nó giúp tìm hiểu đặc trưng của kí dưới một góc nhìn mới, ngõ hầu có thể giải quyết được những khoảng trống, bất đồng trong thực tiễn sáng tác và nghiên cứu kí. Một mặt, dựa trên hệ thống lí thuyết này, có thể kiến giải lại những hiện tượng văn học kí tưởng chừng đã quá quen thuộc. Với những ý nghĩa ấy, có thể nói, hướng tiếp cận này hứa hẹn nhiều triển vọng cho nghiên cứu văn học kí nói riêng và văn học nói chung.
    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuVăn học kí có nguồn gốc xa xưa từ những tác phẩm kí, lục, chí trong văn học trung đại song có thể nói, phải đến thế kỉ XX, nó mới được ý thức như một loại hình văn học và được nghiên cứu một cách hệ thống. Tuy kí hiện đại khác rất xa với các tác phẩm bi kí, minh kí, mộ chí, tạp kí . thời khởi thủy, song người ta vẫn có thể tìm thấy trong kí trung đại những yếu tố mang tính chất bền vững, có thể nói là những gene thể loại. Vì lí do đó, chúng tôi xác định đối tượng khảo sát chính trong luận án là các tác phẩm kí trong văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, các tác phẩm kí Việt Nam thời trung đại vẫn được đề cập đến như một tư liệu đối sánh. Ngoài ra, để làm sáng tỏ các vấn đề lí thuyết, chúng tôi cũng có những liên hệ nhất định với các tác phẩm kí trong văn học nước ngoài.
    3. Phương pháp nghiên cứuLuận án sử dụng những nguyên tắc phương pháp luận của lý thuyết diễn ngôn và kí hiệu học văn hóa. Kí hiệu học văn hóa cho phép tác giả luận án khẳng định văn học kí là một hiện tượng văn hóa mà thực chất là quá trình kí hiệu học, nên chỉ có thể nghiên cứu nó dưới ánh sáng của kí hiệu học. Còn lý thuyết diễn ngôn giúp tác giả luận án chứng minh, văn học kí là một cơ chế kiến tạo văn bản chịu sự chi phối của nhiều mã văn hóa khác nhau.
    4. Nhiệm vụ và đóng góp mới của luận ána. Luận án lần đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu kí như một hình thức diễn ngôn, một sự kiến tạo văn bản và kiến tạo sự thật dựa trên mã thể loại và mã tư tưởng hệ.
    b. Phân tích văn học kí Việt Nam giai đoạn 1945-1975 như một lát cắt lịch sử để làm sáng tỏ các vấn đề lý thuyết.
    5. Cấu trúc nội dung của luận ánLuận án được cấu trúc làm 5 phần: phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và thư mục tham khảo. Nội dung chính của luận án được triển khai thành bốn chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan
    Chương 2: Mã thể loại và đặc trưng của văn học kí
    Chương 3: Mã tư tưởng hệ và sự vận động, phát triển của văn học kí
    Chương 4: Kí Việt Nam 1945-1975 như một lát cắt lịch sử


    NỘI DUNGChương 1
    TỔNG QUAN
    Trong phần tổng quan, chúng tôi cố gắng điểm lại những quan niệm khác nhau về văn học kí trong nghiên cứu văn học Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Nga, song vì những hạn chế về thời gian và điều kiện tư liệu, chúng tôi chủ yếu tập trung vào phân tích sự biến đổi của quan niệm về văn học kí trong tư duy lí thuyết ở Việt Nam. Trên cơ sở những tư liệu này, chúng tôi chỉ ra những khoảng trống, những vấn đề đặt ra trong lý thuyết truyền thống, và đề xuất một cách tiếp cận mới đối với văn học kí- hướng tiếp cận văn học kí như một hình thức diễn ngôn.
    1.1. Kí trong tư duy lý thuyết Việt NamNguồn cội xa xưa của loại hình văn học kí là các tác phẩm bi kí, minh kí, mộ chí, tạp kí . trong văn học trung đại, trong đó, nhiều tác phẩm đã có đóng góp không nhỏ vào kho tàng văn học trung đại Việt Nam như Công dư tiệp kí (Vũ Phương Đề), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ) . Trong thời trung đại, tuy chưa có ý thức về kí như một loại hình văn học, song người ta vẫn có thể tìm thấy những quan niệm về nó trong các lời tự, bạt, hay trong cách phân loại của các công trình mang tính chất khảo cứu về văn học văn hóa của một thời đại. Thông qua những nguồn tư liệu này, chúng ta có thể nhận thấy một quan điểm khá nhất quán của các học giả thời trung đại về các thể loại kí, lục, chí .
    Trước hết, xét về mặt từ nguyên, kí, lục, chí đều có nghĩa là ghi chép. Chính vì thế, các học giả thời trung đại đều nhấn mạnh đến chức năng ghi chépnhư là một nhiệm vụ quan trọng nhất của loại hình văn học này. Tựa Trung Hưng thực lục, Hồ Sĩ Dương viết: “Sách thực lục được biên soạn nhằm chép việc, nêu công lao, tỏ rõ chính thống và ghi rõ dòng dõi vua hiền” [138; tr.60]. Trong Thượng kinh kí sự, Lê Hữu Trác cũng bày tỏ: “Nhân việc khi nhàn rỗi, uống rượu, gảy đàn, chép lại đầu đuôi việc cũ để nhớ lại, khiến con cháu ở đời biết tùy duyên, biết thủ phận, biết tri túc tri chỉ, lấy việc không tham lam làm vinh, xem đó làm gương” [177; tr.175]. Trong công trình khảo cứu Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú cũng cũng xếp tất cả những văn bản có chức năng ghi chép vào một loại mà ông gọi là truyện kí: “Phàm các bản thực lục các triều, các sách ghi chép khác, các bản kiến văn tạp chí, cho đến các sách chép về môn phương thuật, đều xếp vào loại truyện kí” [21; tr.41].
    Mặt khác, các học giả cũng khẳng định, những việc được ghi chép trong kí, lục, chí là sự thực mắt thấy tai nghe. Trong lời tựa của Lam Sơn thực lụcTrung Hưng thực lục, Hồ Sĩ Dương nhấn mạnh hai trước tác của ông “không nói chuyện hoang đường như Lĩnh Nam chích quái, không chép những điều quái loạn như Việt điện U Linh, chỉ thêm vào bớt đi cho đúng sự thực để rõ chính thống và làm sáng tỏ đế nghiệp mà thôi” [138; tr.62], “không phải ghi chuyện phỏng đoán vu vơ và đặt lời văn hoa thêm bớt, mà chỉ căn cứ vào sự thực mà chép thẳng ra” [138; tr.62]. Tựa Công dư tiệp kí, Vũ Phương Đề viết: “Phủ bình nhật thích nói chuyện, nên khi việc quan rảnh rỗi thường ghi chép lại những điều bấy lâu nay mình nghe được, cùng những chuyện biết được từ các nhà bác học đương thời. Tất cả đều căn cứ vào sự thực mà viết thành bài, đặt tên sách là Công dư tiệp kí” [38; tr.11]. Qua những nhận định này, ta có thể thấy, tuy ranh giới giữa kí và truyện nhiều khi chưa được phân biệt một cách rạch ròi, song những người sáng tác kí thời kì này đã ý thức rất rõ về chức năng của kí và chép sự thực được coi là một trong những đặc trưng quan trọng của các thể loại kí, lục, chí.
    Những quan điểm về thể loại này, tuy chưa được phát biểu một cách hệ thống, song đã trở thành một định hướng căn bản cho người sáng tác cũng như giới nghiên cứu khi bàn đến kí. Hay nói cách khác, nó đã trở thành những hạt nhân chìm sâu trong kí ức thể loại, và ảnh hưởng khá lớn đối với sáng tác, phê bình và nghiên cứu kí sau này.
    Vào những năm đầu của thế kỉ XX, đặc biệt là trong giai đoạn 1930-1945, các thể loại du kí, tùy bút phát triển khá mạnh mẽ trên cơ sở tiếp nối những truyền thống từ thể loại kí sự, tùy bút thời trung đại, thể loại phóng sự hình thành từ ảnh hưởng của văn học phương Tây và trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của báo chí. Trong thời điểm này, một cuộc tranh luận rất quyết liệt đã diễn ra giữa hai trường phái nghệ thuật lãng mạn và nghệ thuật hiện thực, xoay xung quanh phóng sự tả chân của Vũ Trọng Phụng. Đằng sau cuộc luận chiến về sứ mệnh và bản chất của văn học nói chung, ta có thể tìm thấy những kiến giải của các nhà văn về bản chất của thể loại phóng sự, một thể loại tuy sinh sau đẻ muộn nhưng lại gây được không ít tiếng vang trên văn đàn và trong xã hội thời bấy giờ. “Nói sự thực” và “tả chân


    TÀI LIỆU THAM KHẢOTÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
    1. Trần Thị Kim Anh và Hoàng Hồng Cẩm biên soạn (2010), Các thể văn chữ Hán Việt Nam, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    2. Vũ Tuấn Anh (1966), “Quá trình văn học đương đại nhìn từ góc độ thể loại”, Tạp chí văn học số 9, trang 28-31.
    3. Aristot, Lưu Hiệp (1999), Văn tâm điêu long, nghệ thuật thơ ca, nxb Văn học, Hà Nội.
    4. Lại Nguyên Ân biên soạn (2003), 150 thuật ngữ lí luận văn học, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
    5. M.Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Bộ Văn hóa thông tin và thể thao- Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội.
    6. M.Bakhtin (1998), Những vấn đề thi pháp Đôtôiepxki, Trần Đình Sử dịch, nxb Giáo dục, Hà Nội.
    7. Olga Balla, Ngân Xuyên dịch, Quyền lực của ngôn từ và quyền lực của biểu tượng, http://wwwlyluanvanhoc.com/?p=4.
    8. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản, nxb Giáo dục, Hà Nội.
    9. Roland Barthes (2008), “Cái chết của tác giả”, Tạp chí Văn học số 2 năm 2008, trang 83.
    10. Roland Barthes (1997), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch, nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
    11. Roland Barthes (2008), Những huyền thoại, Phùng Văn Tửu dịch, nxb Tri thức, Hà Nội.
    12. Roland Barthes (2003), “Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể”, Tạp chí Văn học nước ngoài số 1.
    13. Henri Benac (2008), Dẫn giải ý tưởng văn chương, nxb Giáo dục, Hà Nội
    14. Đồng Khánh Bính (2008), “Diễn biến lí luận văn học phương Tây thế kỉ XX”, Tạp chí Văn học số 8 năm 2008.
    15. Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam (1973), Cơ sở lí luận văn học, nxb Giáo dục, Hà Nội.
    16. Gillian Brown, George Yule (2002), Phân tích diễn ngôn, Trần Thuần dịch, nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
    17. Hoàng Hữu Các (1998), “Đêm trắng, Văn nghệ số 13.
    18. Hà Minh Châu (2006), “Vũ Bằng và thể loại kí, Tạp chí Văn học số 6 năm 2006.
    19. Jean Chevalier- Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, nxb Đà Nẵng, trường viết văn Nguyễn Du.
    20. Chimofeep và N. Vengrop (1955), Từ điển thuật ngữ văn học, nxb Giáo dục, Hà Nội.
    21. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, nxb Sử học, Hà Nội.
    22. Minh Chuyên, “Thủ tục để làm người còn sống”, Văn nghệ số 1280 ra ngày 14/05/1988.
    23. Ralph Cohen (2007), “Hướng mở cho nghiên cứu thể loại, Tạp chí Văn học số 8.
    24. Antoine Compagnon (2006), Bản mệnh của lý thuyết, Lê Hồng Sâm, Đặng Anh Đào dịch, nxb ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
    25. Coochenko (1967), “Bút kí trong văn học Xô Viết hiện nay, những vấn đề và hướng phát triển trong tương lai của nó”, Tạp chí văn học số 3.
    26. Trần Cư (1966), “Kí có cần hư cấu như truyện không”, Tạp chí Văn học số 38.
    27. Trần Mạnh Cường (1966), “Người đọc yêu cầu người viết kí phải tuyệt đối trung thành với người thật việc thật, Tạp chí Văn học số 12
    28. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
    29. Đức Dũng (2003), Kí văn học và kí báo chí, nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
    30. Cao Việt Dũng, Báo chí văn chương đầu thế kỉ XX tại Việt Nam, nhìn nhận từ cấp độ mô hình, http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...