Tiến Sĩ Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 17/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    #1 Nhu Ely, 17/1/14
    Last edited by a moderator: 17/1/14
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC
    NĂM 2013

    MỤC LỤC

    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Bảng các chữ viết tắt
    Danh mục các bảng
    Danh mục biểu đồ, sơ đồ

    MỞ ĐẦU 1
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 4
    4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 4
    5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5
    6. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 5
    7. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
    8. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 7
    9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 7

    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SV ĐHSP 8
    1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 8
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ ở nước ngoài 8
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ ở Việt Nam 15
    1.2. KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 17
    1.2.1. Kĩ năng ứng phó 17
    1.2.2. Stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 24
    1.2.3. Khái niệm KNƯP với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 32
    1.3. BIỂU HIỆN CỦA KNƯP VỚI STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SV ĐHSP 34
    1.3.1. Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 35
    1.3.2. Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 42
    1.3.3. Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó nhằm giảm stress và giải quyết vấn đề của SV ĐHSP 48
    1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KNƯP VỚI STRESS TRONG HỌC TẬP THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ CỦA SV ĐHSP 52
    1.4.1. Các yếu tố chủ quan 53
    1.4.2. Các yếu tố khách quan 55
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 60

    Chương 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 61
    2.1. NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN 61
    2.1.1. Mục đích nghiên cứu 61
    2.1.2. Nội dung nghiên cứu 61
    2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 61
    2.2. NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 61
    2.2.1. Đặc điểm mẫu khách thể nghiên cứu 61
    2.2.2. Mục đích nghiên cứu 63
    2.2.3. Nội dung nghiên cứu 63
    2.2.4. Phương pháp nghiên cứu 63
    2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 72
    2.3.1. Cơ sở thực nghiệm 72
    2.3.2. Mục đích thực nghiệm 74
    2.3.3. Nội dung biện pháp thực nghiệm 74
    2.3.4. Tổ chức thực nghiệm 76
    2.3.5. Phương pháp đánh giá kết quả tác động thực nghiệm 78
    2.4. TIÊU CHÍ VÀ THANG ĐÁNH GIÁ 78
    2.4.1. Tiêu chí đánh giá 78
    2.4.2. Thang đánh giá 83
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 87

    Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ 88
    CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 88
    3.1. THỰC TRẠNG MỨC ĐỘ STRESS Ở SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM 88
    3.1.1. Tự đánh giá mức độ stress của SV ĐHSP 88
    3.1.2. So sánh mức độ stress giữa các kết quả tích luỹ tín chỉ của SV ĐHSP 89
    3.2. THỰC TRẠNG KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SV ĐHSP 91
    3.2.1. Nhóm kĩ năng nhận diện tác nhân gây stress và biểu hiện của stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 91
    3.2.2. Nhóm kĩ năng xác định các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 101
    3.2.3. Nhóm kĩ năng thực hiện các phương án ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 110
    3.2.4. Tương quan giữa các nhóm kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 121
    3.2.5. Đánh giá chung thực trạng kĩ năng ứng phó với stress trong học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 124
    3.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI STRESS TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO TÍN CHỈ CỦA SV ĐHSP 125
    3.3.1. Các yếu tố chủ quan 125
    3.3.2. Các yếu tố khách quan 131
    3.3.3. Tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP 134
    3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG 135
    3.4.1. Đặc điểm chung của khách thể thực nghiệm 135
    3.4.2. Kết quả thực nghiệm 135
    3.4.3. Phân tích trường hợp điển hình trong thực nghiệm 150
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 156
    KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 157
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 161
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 163
    PHỤ LỤC 1PL



    MỞ ĐẦU1.
    TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

    Học chế tín chỉ đã được triển khai áp dụng ở nhiều trường đại học trên thế giới và Việt Nam. Trong chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ, người học được tôn trọng và được phát huy các năng lực của bản thân. Có thể nói, học chế tín chỉ đã đem lại nhiều mặt tích cực cho người học. Tuy nhiên, hình thức đào tạo này cũng đặt ra những yêu cầu cao cho cả người dạy và người học. Đối với người học: Họ phải hết sức tích cực, chủ động, biết cách tự học, . thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình đào tạo theo tín chỉ. Chính các yêu cầu cao này đã tạo ra những áp lực, khó khăn cho sinh viên mà đòi hỏi sinh viên phải vượt qua, nhất là khi sinh viên vẫn có thói quen học thụ động ở phổ thông, quen với phương thức đào tạo theo niên chế và chưa có kĩ năng đương đầu hay giải quyết các tình huống vượt quá sức chịu đựng của bản thân. Đây là nguyên nhân dẫn đến stress ở sinh viên. Có thể nói, stress là hiện tượng luôn xảy ra ở sinh viên bởi học tập về bản chất là lĩnh hội cái mới mà cái mới bao giờ cũng tiềm ẩn khả năng gây stress. Khả năng xuất hiện của stress càng cao khi hoạt động học tập theo học chế tín chỉ còn khá mới mẻ đối với sinh viên. Tuy nhiên, stress không xảy ra hoặc stress sẽ được giải tỏa khi SV có KNƯP. Do vậy, nghiên cứu về KNƯP với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ là vô cùng cần thiết. Tại sao?Về lí luận, KNƯP với stress trong hoạt động học tập được xem là kĩ năng sống, kĩ năng học tập quan trọng cần có ở mỗi người và ở một khía cạnh nào đó, khi một cá nhân có khả năng đương đầu với stress thì stress lại có thể là một nhân tố tích cực bởi vì chính stress sẽ buộc cá nhân đó phải tập trung vào công việc của mình và ứng phó một cách thích hợp. Tuy nhiên, stress còn có một sức mạnh hủy diệt cuộc sống cá nhân nếu stress đó quá lớn và không giải tỏa nổi. Cụ thể, stress có ảnh hưởng đến sức khỏe: khi bị stress, SV thường có biểu hiện: nhức đầu, đau cổ, đau lưng, tức ngực, khó thở, hoa mắt, chóng mặt, cảm giác choáng váng, khẩu vị thay đổi, chán ăn, rất mệt mỏi [32], [79] ; ảnh hưởng đến kết quả học tập: stress có biểu hiện qua các phản ứng rối loạn hoạt động tâm lí: giảm rõ tư duy phê phán, phân phối chú ý không đầy đủ, giảm sút trí nhớ, quyết định thiếu chính xác, mất bình tĩnh, cáu gắt hoặc trơ lỳ.
    Cảm giác và tri giác kém nhạy bén, tiếp thu thông tin chậm, nhìn nghe không rõ, cảm giác sai, thiếu phối hợp giữa các cảm giác. Rối loạn cảm giác vận động, tư thế lúng túng, cứng ngắc, rối loạn sự hiệp đồng động tác.
    Stress càng nặng, hiệu quả nhận diện và tư duy linh hoạt càng giảm. Khi tập trung vào các phương diện đe dọa của tình huống và tập trung vào tính cảm giác, ta sẽ giảm đi lượng chú ý sẵn có nhằm đối phó với các nhiệm vụ khác trong tầm tay [79] [29, tr37]; ảnh hưởng đến đời sống tâm lý cơ bản như nhận thức, cảm xúc và hành vi: stress làm tổn thương trí nhớ, gây ra sự bất ổn về thần kinh, không có khả năng tập trung, do dự, thiếu quyết đoán, thiếu chú ý, đầu óc trống rỗng, là những triệu chứng thường xuất hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi bị căng thẳng lúc làm việc, các thông số tâm lí như trí nhớ, tư duy và chú ý đều giảm một cách đáng kể [dẫn theo 79, tr28-31]. Ngoài ra, SV khi bị stress thường có những ý nghĩ tiêu cực, chẳng hạn như: “Tôi không thể làm được điều này”, “Mình là kẻ kém cỏi”, “Mình luôn gặp thất bại”, và không có khả năng thoát ra khỏi những ý nghĩ tiêu cực này [90]. Khi bị stress lâu ngày, một số biểu hiện tâm lý sẽ gia tăng như sợ hãi, tình cảm bất ổn, khủng hoảng, những phản ứng sinh lí biểu hiện chứng lo âu như run sợ, đau nhức có mức độ rất trầm trọng đến nỗi bị lẫn lộn với các chứng trạng của bệnh tim đang phát tác. Họ thường đột nhiên lo buồn, cáu gắt, giận dữ, (đủ các loại cảm xúc tiêu cực) [17, tr9].
    Theo nghiên cứu của Trever Butlin (2006), khi bị stress, SV có khuynh hướng thích sử dụng nhiều thức uống có cồn, luôn muốn thu mình vào một chỗ, ngại tiếp xúc với mọi người. Nhiều SV tỏ ra thiếu kiên nhẫn, thiếu kiềm chế, bối rối, sợ hãi, bực dọc, rất dễ có những hành vi gây gổ với bạn bè. Họ làm việc thường mất rất nhiều thời gian nhưng hiệu quả công việc rất thấp. Thậm chí, những người bị stress quá nặng còn có thể dẫn đến những hành vi thiếu kiềm chế, mang tính chất phá hoại, nguy hiểm cho bản thân và xã hội. Do vậy, tìm cách ứng phó có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân là rất quan trọng.
    Đối với SV, nếu có KNƯP những tình huống stress sẽ có vai trò to lớn đối với hiệu quả học tập của chính họ, đồng thời góp phần từng bước giúp bản thân thích ứng với chương trình đào tạo mới (chương trình đào tạo theo tín chỉ) và góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Thực tế cho thấy, nghiên cứu lí luận về KNƯP với stress nói chung và KNƯP trong học tập theo tín chỉ nói riêng là vấn đề chưa được giải quyết nên rất cần thiết tập trung nghiên cứu.Về thực tiễn, ý thức được tầm quan trọng của KNƯP với stress trong cuộc sống, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu để phổ biến và giảng dạy cho mọi người. Tuy nhiên, kĩ năng này chưa được chú trọng đúng mức ở các trường ĐHSP, SVSP còn tỏ ra lúng túng, yếu kém về kĩ năng giải quyết những tình huống stress trong hoạt động học tập cũng như cuộc sống của họ. Kết quả là tinh thần giảm sút, học tập không tiến bộ, thậm chí có những hành vi “bất mãn” với cuộc sống, Mặt hạn chế này do nhiều nguyên nhân, cả nguyên nhân chủ quan lẫn nguyên nhân khách quan. Trong đó phải kể đến SVSP thiếu cơ hội rèn kĩ năng sống, đặc biệt là KNƯP với stress.Đã có không ít đề tài, các bài báo nghiên cứu về stress và cách ứng phó với stress ở các lứa tuổi khác nhau trong đó có lứa tuổi SV. Tuy nhiên, nghiên cứu về KNƯP với stress ở SVSP còn ít và mờ nhạt. Thành thử, việc đúc rút những kinh nghiệm về rèn kĩ năng nói chung và KNƯP với stress trong hoạt động học tập nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động học tập và cũng là nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm đang trở thành một yêu cầu cấp bách.Vì những lý do trên, đề tài nghiên cứu của luận án được chọn là: “Kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP”.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Phát hiện, làm rõ mức độ và biểu hiện của kĩ năng ứng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP. Trên cơ sở đó, đề xuất và thực nghiệm biện pháp nâng cao kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ cho SV.

    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng nghiên cứu Mức độ và biểu hiện kĩ năng ứng phó với stress trong hoạt động học tập theo tín chỉ của SV ĐHSP.
    3.2. Khách thể nghiên cứuSVSP ở các trường đại học thuộc tỉnh Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:- Khách thể điều tra thử: 102 SVSP của ĐH Cần Thơ.- Khách thể điều tra chính thức: 503 SVSP các khối ngành tự nhiên và xã hội. Trong đó:+ Điều tra bằng bảng hỏi: 300 SVSP Đại học Cần Thơ, 104 SVSP Đại học Đồng Tháp và 99 SVSP ĐHSP. TP.Hồ Chí Minh.+ Phỏng vấn sâu: 20 SVSP ĐH Cần Thơ, 14 cố vấn học tập.+ Quan sát: 16 lượt khách thể.- Khách thể nghiên cứu thực nghiệm: 16 SVSP thuộc khối ngành tự nhiên và xã hội của ĐH Cần Thơ.
     
Đang tải...