Luận Văn Khuynh hướng dân chủ và Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    Trang
    Phần mở đầu 02
    Phần nội dung

    I. Quá trình hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam 04
    I.1. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 04
    1.1. Tác động của hoàn cảnh quốc tế đến Việt Nam 04
    1.2. Tình hình trong nước 07
    I.2. Sự du nhập của khuynh hướng dân chủ tư sản vào Việt Nam 14
    2.1. Nguồn gốc của tư tưởng dân chủ tư sản 14
    2.2. Các con đường du nhập vào Việt Nam 15
    2.3. Cơ sở hình thành khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam 17
    II. Những phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ . 21
    II.1. Phong trào đấu tranh trước chiến tranh thế giới thứ nhất 21
    1.1. Điều kiện ra đời của phong trào 21
    1.2. Các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ 23
    1.3. Đặc điểm của các phong trào 35
    II.2. Phong trào cách mạng sau chiến tranh thế giới thứ nhất 37
    2.1. Điều kiện ra đời và phát triển của các phong trào 37
    2.2. Nội dung của các phong trào yêu nước dân chủ sau chiến tranh 42
    2.2.a. Phong trào ở nước ngoài
    2.2.b. Phong trào đấu tranh trong nước
    2.3. Đặc điểm của các phong trào dân chủ sau chiến tranh thế giới 49
    II.4. Nguyên nhân thất bại của các phong trào theo khuynh 50
    II.5. Vị trí của khuynh hướng dân chủ tư sản trong cuộc 55
    Kết Luận 58
    Tài liệu tham khảo 60



    PHẦN MỞ ĐẦU

    Nghiên cứu lịch sử Việt Nam trong giai đoạn cận đại, một trong những vấn đề quan trọng là việc nhìn nhận, đánh giá vị trí và vai trò của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
    Sự tồn tại của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam nằm trong quy luật vận động của lịch sử. Nó tồn tại là tất yếu và sự thất bại của nó là do đặc điểm lịch sử, đặc điểm xã hội Việt Nam quy định. Tất cả đều chịu sự chi phối của quy luật vận động phát triển và có kế thừa, không thể phủ định sạch trơn. Bên cạnh mặt hạn chế hẳn còn những mặt tích cực khác. Do đó, khi nhận định khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam nên có sự đánh giá khách quan, có tính đến hoàn cảnh cụ thể và phải đặt nó trong tính biện chứng lịch sử.
    Cũng như bên cạnh sự thất bại, không đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi cuối cùng nhưng cũng không vì thế mà phủ nhận vai trò tích cực, tính tiến bộ của khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam trong phong trào giải phóng dân tộc. Vì nó đặt cơ sở xã hội cho sự tiếp thu tư tưởng mới-tư tưởng vô sản tiếp thu từ chủ nghĩa Mác-Lênin, một tư tưởng tiến bộ của thời đại để thay đổi vận mệnh đất nước. Nhờ có sự tồn tại khuynh hướng dân chủ tư sản mới chuẩn bị được tiền đề cho sự vận động sang một khuynh hướng mới, khuynh hướng vô sản. Dân chủ bấy giờ được xác định là một trong hai nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.
    Trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, dân chủ càng được xem là mục tiêu, là động lực cho sự công bằng, đoàn kết tạo nên sức mạnh dân tộc, thành công cho công cuộc đổi mới. Tư tưởng “lấy dân làm gốc”, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân muốn thực hiện được nhất định phải chú ý đến vấn đề dân chủ. Điều đó cũng có nghĩa là một tiềm năng kinh tế hôm nay, một môi trường chính trị ổn định hôm nay là thành quả của sự kế thừa, phát triển tư tưởng dân chủ trong khuynh hướng dân chủ tư sản cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
    Giai đoạn cuối thế kỉ XIX đến trước năm 1930, có nhiều phong trào đấu tranh chống Pháp nổ ra mang khuynh hướng dân chủ tư sản biểu hiện dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các phong trào diễn ra sôi nổi thể hiện sự khao khát giải phóng dân tộc thay đổi số phận hiện tại của đất nước. Đồng thời là sự biểu hiện cụ thể của tinh thần yêu nước Việt Nam.
    Hiện nay, các thế lực thù địch vẫn nuôi dưỡng âm mưu chống phá hòng tiêu diệt chế độ xã hội chủ nghĩa nước ta. Do đó, vấn đề khẳng định, phát huy chủ nghĩa yêu nước hơn bao giờ hết càng giữ một vị trí quan trọng.
    Tìm hiểu khuynh hướng dân chủ tư sản ở nước ta để thấy sự chuyển biến của con đường giải phóng dân tộc, thấy được sự hy sinh, đóng góp của các bậc tiền bối trong quá trình mày mò tìm giải pháp cứu nước. Đó là một chặng đường dài để thấy rằng giá trị của nền độc lập hôm nay cao quý biết nhường nào, góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, dân chủ trong việc góp công giữ gìn độc lập, phát huy những thành tựu đã dày công đạt được.
     
Đang tải...