Tài liệu Khủng hoảng - Từ hiểm họa đến cơ may

Thảo luận trong 'Thương Mại - Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khủng hoảng - Từ hiểm họa đến cơ may


    Để dịch từ “crisis” trong tiếng Anh, chúng ta quen dùng thuật ngữ


    “khủng hoảng” nhưng trong tiếng Hán, từ này lại được dịch là


    “nguy cơ”, kết hợp hai khái niệm “hiểm nguy” và “cơ hội”. Thực tế


    đã chứng minh khủng hoảng không hẳn là thảm họa cho doanh


    nghiệp.


    Nếu khéo xử lý, doanh nghiệp vẫn có thể chuyển bại thành thắng


    và còn có thể dùng cơ hội này để quảng bá cho công ty và sản


    phẩm của mình (người viết không đề cập đến khủng hoảng nhân


    sự trong bài viết này). Cơ hội phát sinh từ khủng hoảng


    Năm 1997, một nhà hàng karaoke tại Tp.HCM (đã đóng cửa từ


    lâu) tung tin họ có một chai bia Tiger có chân con gián và đòi


    Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam (Heineken/Tiger) bồi


    thường thiệt hại 150.000 USD với lý do sự việc này có tác động


    xấu đến việc kinh doanh của mình. Bộ phận quản lý khủng hoảng


    của Nhà máy Bia Việt Nam một mặt nỗ lực để làm sáng tỏ vấn


    đề, một mặt nhanh chóng tổ chức cho các đoàn nhà báo tham


    quan nhà máy.


    Vụ việc sau đó được làm sáng tỏ: đó là chai bia giả và Tiger Beer


    đã tận dụng được cơ hội này để giới thiệu quy trình sản xuất bia


    hiện đại của mình với các cơ quan truyền thông - cầu nối giữa


    nhà sản xuất với khách hàng.
    Cơ hội luôn tiềm ẩn trong cách giải quyết khủng hoảng của một


    doanh nghiệp hay tổ chức, điển hình là vụ án bán độ tại SEA


    Games 23. Phản ứng quyết liệt của báo chí và người hâm mộ


    cũng như thái độ cứng rắn của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam


    trước sai phạm của một số tuyển thủ bóng đá đã thu hút sự chú ý


    của dư luận quốc tế hơn là bản thân vụ án. Có thể nói vụ việc này


    đã làm tăng uy tín của làng bóng Việt Nam vì dàn xếp tỷ số thì


    hầu như đâu cũng có, chỉ khác nhau ở cách giải quyết.


    Có thể nói ở đâu có khủng hoảng thì nơi đó có cơ hội. Cho đến


    ba năm trước dây, hàng Việt Nam rất khó chen chân vào thị


    trường Campuchia do không thể cạnh tranh với hàng Thái. Các


    doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể đưa vào các mặt hàng giá rẻ,


    khiến hàng của ta bị mang tiếng là chất lượng kém.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...