Tiểu Luận Khủng hoảng tài chính toàn cầu đến đầu tư nước ngoài và việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Gần 25 năm đổi mới và phát triển, Việt Nam đã đạt được những thành tựu hết sức ấn tượng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội. Từ một nước có nền kinh tế kém phát triển, xuất phát điểm và tốc độ tăng trưởng rất thấp, đến nay Việt Nam đã trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao và khá ổn định trong khu vực và trên thế giới. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã và luôn được nhìn nhận như là một trong những trụ cột đóng góp có hiệu quả vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Trong suốt thời kỳ tiến hành đổi mới kinh tế, FDI luôn chiếm khoảng 16%-20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội của Việt Nam. Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn đầu tư, FDI là kênh quan trọng để thực hiện chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực và đăc biệt, góp phần tích cực thúc đẩy Việt Nam hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Điều đáng chú ý nhất là sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và cùng với việc cải thiện mạnh mẽ khuôn khổ luật pháp về đầu tư và môi trường kinh doanh từ cuối năm 2006, Việt Nam đã có bước bứt phá ngoạn mục bằng làn sóng thứ hai về thu hút FDI với đỉnh cao của nó là năm 2008, lần đầu tiên đạt được con số thu hút FDI kỷ lục: hơn 64 tỷ USD vốn đăng ký và trên 11,4 tỷ USD vốn thực hiện. Tuy nhiên, chiều hướng này đã không thể tiếp tục khi thế giới từ nửa cuối năm 2008 đã phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu “trăm năm mới có một lần”. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã có tác động to lớn đến nhịp độ tăng trưởng, khả năng mở rộng xuất khẩu và đầu tư ở mọi nền kinh tế. Tình hình càng đặc biệt nghiêm trọng đối với các nền kinh tế có độ mở thị trường cao, tăng trưởng dựa trên đẩy mạnh xuất khẩu và FDI trở thành một bộ phận quan trọng của tổng đầu tư xã hội như ở Trung Quốc và Việt Nam.

















    MỤC LỤC

    I. Giới thiệu về cuộc khủng hoảng

    II. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng

    III. Đầu tư gián tiếp FII(FPI)

    1. Khái niệm

    2. Các loại hình FPI:

    3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thu hút FPI:

    4. Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam năm 2006-2008

    5. Sự cần thiết và tiềm năng thu hút đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) tại Việt Nam

    IV. Đầu tư trực tiếp FDI

    1. Khái niệm

    2. Vai trò của FDI trong 20 năm đổi mới nền kinh tế của Việt Nam vừa qua

    3. Bối cảnh phát triển mới của Việt Nam và vai trò của FDI

    4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài

    5. Nhân tố tác động đến thu hút FDI:

    6. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam 2006

    V. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến kinh tế Việt Nam

    Chính sách khắc phục kinh tế của Việt Nam trước cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2008:

    Đối với chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá:

    Khuyến khích đầu tư và xuất khẩu:

    Đảm bảo an sinh xã hội:

    Đối với vấn đề thu hút và sử dụng FDI

    Đối với thị trường chứng khoáng

    Kết quả đạt được của Việt Nam sau thời kì khủng hoảng

    Đầu tư phát triển

    Lạm phát và giá cả:

    Thu chi ngân sách

    Xuất nhập khẩu và cán cân thương mại

    An sinh xã hội:

    Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam






    I GIỚI THIỆU CUỘC KHỦNG HOẢNG

    Như chúng ta đã thấy răng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt kỷ lục vào năm 2008 với trên 64 tỷ USD tăng 222% so với năm 2007, tình hình trên thế giới cùng thời điểm theo nhận định nhiều chuyên gia diễn biến của thị trường bất động sản năm 2008 là năm kỳ lạ nhất từ trước đến giờ, giá nhà đất liên tục xụt giảm, chứ không như trước đây giá nhà đất chỉ đứng yên và có chiều hướng đi lên chứ không bao giờ đi xuống và cũng chính năm này đây đã xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính có tầm ảnh hưởng đến hầu như tất cả các nước trên thế giới và nhất là các nước có nền kinh tế mạnh như Mỹ, EU và đặc biệt là hàng loạt các sự kiện sảy ra ở phố Wall nổi bật là lehman Brothers, American International Group đã xụp đổ trong năm nay tại sao chỉ trong năm 2008 này sảy ra hàng loạt các sự kiện tài chính kinh điển chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân tại sao, tác động của nó đến nền kinh tế như thế nào và cùng tìm ra các biện pháp tốt nhất cho các quốc gia


    II NGUYÊN NHÂN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 2008

     Cuối năm 2001, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, FED đã liên tục cắt giảm lãi suất. Chính sách tiền tệ mở rộng đã khuyếch trương các hoạt động kinh tế. Đến giữa năm 2002, nền kinh tế đã thực sự phục hồi nhưng mối lo ngại về việc suy thoái có thể quay trở lại đã khiến Chủ tịch FED, Alan Greenspan, và đồng nghiệp quyết định giữ nguyên lãi suất chỉ đạo ở mức 1% trong suốt 2 năm 2003 và 2004.

     Hơn nữa giá nhà từ cuối năm 2002 lại liên tục tăng, khiến cho tất cả các chủ thể đầu muốn kiếm lợi từ hoạt động kinh doanh này đặc biệt là các dân ngèo muốn đổi đời, vay tiền ngân hàng với lãi suất thấp và đầu tư mua bất động sản.

     Cơ chế cho vay và cổ phiếu hóa:

    o các ngân hàng cho vay tín dụng dưới chuẩn và thu giấy nợ, sau khi thu các giấy nợ ngân hàng thực hiện chứng khoán hóa, ở đây ta gọi là chứng khoán nợ, và sau đó ngân hàng bán chứng khoán nợ này dưới dạng trái phiếu, một điều đặc biệt ở đây là trái phiếu được phân chia ra thành nhiều gói được định mức tín nhiêm với các hệ số khác nhau, có mức độ rủi ro khác nhau và có cuống lãi suất khác nhau

    o Như vậy các nhà đầu tư có rất nhiều sự lựa chọn gói trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa tùy theo sở thích rủi ro của mình. Đây cũng chính là động lực kích thích nhu cầu mua các loại trái phiếu hình thành từ chứng khoán hóa và làm bùng nổ cho vay dưới chuẩn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...