Báo Cáo Khủng hoảng tài chính toàn cầu Cái nhìn toàn cảnh, khuyến nghị giải pháp cho ttck việt nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2010 bắt nguồn từ khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng Mỹ. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến sự đổ vỡ của hàng loạt định chế tài chính lớn, nhiều tổ chức tín dụng bị quốc hữu hoá và sự sụt giảm trên thị trường chứng khoán trên khắp thế giới. Nhiều nhà kinh tế coi cuộc khủng hoảng này là một cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ Đại khủng hoảng những năm 30 thế kỷ trước. Cuộc khủng hoảng này đã làm tiêu tan một lượng tài sản lớn ước tính có gía trị hàng ngàn tỉ USD.


    Để đối phó với nguy cơ nền kinh tế thế giới lâm vào vòng xoáy giảm phát, Cục dự trữ Liên bang Mỹ cùng với các ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng cung tiền cho nền kinh tế nhằm ngăn chặn việc suy giảm tiêu thụ trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Chính phủ các nước cũng có các gói kích cầu bằng cách cho vay và chi để bù đắp việc cắt giảm chi tiêu từ khối kinh tế tư nhân và hộ gia đình. Riêng Mỹ có tất cả 2 gói kích cầu có tổng trị giá là 1.000 tỉ USD trong năm 2008 và 2009.


    Cuộc khủng hoảng tài chính đã nhanh chóng dẫn tới hiện tượng đóng băng trên thị trường tín dụng, đẩy hệ thống tài chính thế giới tới bờ vực phá sản. Trước tình thế này, Cục dự trữ Liên bang Mỹ và Ngân hàng Trung ương Châu Âu, cùng nhiều ngân hàng trung ương khác, đã có những phản ứng kịp thời mang tính chất gay cấn. Trong Quý IV năm 2008, các ngân hàng trung ương đã mua lại tổng cộng là 2.500 tỉ USD nợ công và các tài sản xấu từ các ngân hàng. Đây được coi là một trong những động thái mạnh mẽ nhất trong chính sách tiền tệ từ trước tới nay. Chính phủ các nước Châu Âu và Mỹ cũng đã tăng vốn điều lệ của hệ thống ngân hàng lên
    1.500 tỉ USD dưới hình thức mua cổ phiếu ưu đãi tại các ngân hàng chính.


    Chính phủ các nước cũng cứu trợ các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đẩy nợ công lên cao. Cho đến nay, các cơ quan Chính phủ Mỹ đã chi hoặc cam kết hàng ngàn tỉ USD dưới dạng tín dụng, mua tài sản, bảo đảm hay chi trực tiếp. Tổng giá trị cam kết là 11.000 tỉ USD, giải ngân thực tế là 3.000 tỉ USD, cụ thể :


    - Chương trình cứu trợ đối với các tài sản xấu : tổng giá trị cam kết của
    Chính phủ Mỹ là 700 tỉ USD, đã đầu tư thực tế là 300 tỉ USD;

    - Các nỗ lực cứu trợ các ngân hàng của Cục dự trữ Liên bang Mỹ : tổng giá
    trị cam kết là 6.400 tỉ USD, đầu tư thực tế là 1.500 tỉ USD;


    - Các chương trình kích cầu : tổng giá trị cam kết là 1.200 tỉ USD, giải ngân
    thực tế là 577,8 tỉ USD;


    - Chương trình hỗ trợ Tập đoàn bảo hiểm AIG : tổng giá trị cam kết là 182 tỉ
    USD, giải ngân thực tế là 127,4 tỉ USD;


    - Chi cho việc thôn tính các ngân hàng gặp khó khăn của Công ty bảo hiểm
    tiền gửi Liên bang : đã chi 45,4 tỉ USD;


    - Các sáng kiến cứu trợ ngành tài chính khác : tổng giá trị cam kết là 1.700 tỉ
    USD, giải ngân thực tế là 366,4 tỉ USD;


    - Các sáng kiến ứu trợ ngành bất động sản khác : tổng giá trị cam kết là 745 tỉ USD, giải ngân thực tế là 130,6 tỉ USD;


    Kết quả từ các gói cứu trợ là nền kinh tế Mỹ nói riêng, và nền kinh tế thế giới nói chung đã bắt đầu có những dấu hiệu khởi sắc từ năm 2009, và xu hướng này ngày càng rõ hơn trong năm 2010. Theo phân tích tình hình thực tế hiện nay, cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế đã cơ bản vượt qua thời kỳ xấu nhất, kinh tế thế giới bắt đầu đi lên từ đáy, nhân tố chủ yếu chính là chỉ số khủng hoảng (tỉ lệ bất ổn) đã giảm xuống dưới 30%. Theo báo cáo "Tình hình và triển vọng kinh tế thế giới năm 2010" do Liên Hợp Quốc ban bố thì dự tính năm 2010, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ là 2,4%. Tăng trưởng âm của năm 2009 chuyển thành tăng trưởng thực sự vào năm 2010 là một chuyển biến tích cực quan trọng.


    Nhưng theo định nghĩa truyền thống của Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tỉ lệ tăng trưởng kinh tế thế giới ở mức dưới 2,5% được định nghĩa là suy thoái kinh tế thế giới, vì thế năm 2010, kinh tế thế giới vẫn nằm trong suy thoái hoặc bên bờ của suy thoái. Trong nghịch cảnh kinh tế thế giới như vậy, theo dự tính, năm 2010, các nước đang phát triển được coi là một chỉnh thể sẽ tăng tốc là 5,1%, trong đó tỉ lệ tăng trưởng kinh tế của nhóm kinh tế mới nổi là 6%, còn các nước phát triển chỉ khoảng 1,75% (dự báo của Tổ chức Quỹ Tiền tệ Quốc tế là 1,3%).


    HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THẾ GIỚI HẬU KHỦNG HOẢNG


    Bên cạnh những chính sách đối phó mang tính chất tức thời kể trên, Chính phủ các nước cũng đã có những nỗ lực không nhỏ trong việc cải cách nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống tài chính vốn được chỉ tr­ích nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng tài chính này. Vào tháng 6 năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra một serie chính sách cải cách, bao gồm bảo vệ người tiêu dùng, quản lý mức thù

    lao cho lãnh đạo cao cấp doanh nghiệp, yêu cầu cao hơn về vốn đối với ngân hàng, tăng cường quản lý hệ thống tổ chức tín dụng phi ngân hàng và các loại chứng khoán, tài sản phái sinh, tăng quyền lực cho Cục dự trữ Liên bang Mỹ.


    Ngày 21/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã chính thức ký thành luật dự thảo cải cách ngành tài chính sâu rộng nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930, nhằm bảo vệ người tiêu dùng và đảm bảo sự ổn định kinh tế tốt hơn. Đạo luật mới dài 2.323 trang, mang tên "Bảo vệ người tiêu dùng và cải cách Phố Wall Dodd-Frank", trong đó Dodd-Frank là từ ghép tên của Thượng nghị sĩ Christopher Dodd và Hạ nghị sĩ Barney Frank, hai nhà tài trợ chính của đạo luật này trong Quốc hội Mỹ.


    Dodd-Frank được xem là một bước ngoặt mang tính lịch sử, khi đánh giá lại toàn bộ các quy định trong hệ thống tài chính Mỹ. Đây là dự luật cải cách mạnh mẽ và sâu rộng nhất kể từ thời kỳ Đại suy thoái những năm 1930 tới nay. Đạo luật Dodd-Frank sẽ mang lại cho Chính phủ Mỹ những quyền lực mới để ngăn chặn các công ty có khả năng đe doạ tới nền kinh tế, thành lập một cơ quan mới bảo vệ người tiêu dùng và giám sát chặt chẽ hơn thị trường tài chính.


    Đạo luật đưa ra một loạt biện pháp cải cách thị trường Phố Wall, ngăn chặn nguy cơ các thể chế tài chính lớn sụp đổ gây ảnh hưởng tới kinh tế Mỹ, kiểm soát các khoản tiền thưởng và ngăn chặn những khoản đầu tư rủi ro. Đồng thời, tạo ra một cơ chế bảo vệ người gửi tiền tại các ngân hàng dưới sự giám sát của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Cụ thể, Dodd-Frank sẽ áp dụng các khoản phí và hạn chế mới đối với các ngân hàng lớn nhất Mỹ, đặt ra những giới hạn đối với thị trường phái sinh trị giá 450.000 tỉ USD cũng như bảo vệ người tiêu dùng trước các tài sản thế chấp và thẻ tín dụng.


    Các quy định mới về tổ chức xếp hạng tín dụng, ngân hàng, quỹ đầu tư, và lĩnh vực thế chấp trị giá 450.000 tỉ USD có thể diễn ra trong nhiều năm. Tuy nhiên, đạo luật yêu cầu các nhà điều hành nhanh chóng áp dụng các điều khoản mới trong vòng 6 đến 18 tháng. Ví dụ như Ủy ban Chứng khoán Mỹ (SEC) dự kiến sẽ chịu trách nhiệm thực thi 95 điều khoản và FED thực hiện 54 điều khoản.


    Đạo luật yêu cầu hội đồng giám sát bình ổn tài chính hợp tác cùng với FED trong việc yêu cầu các ngân hàng "có nhiều khả năng phá sản" áp dụng các giới hạn nghiêm ngặt về vốn và đòn bẩy; hướng dẫn Chính phủ tổ chức các cuộc kiểm toán bất thường và liên tục đối với các chương trình tín dụng của FED; và thành lập "Quy tắc Volcker" để giới hạn các hoạt động giao dịch tự doanh của các ngân hàng lớn.

    Bên cạnh đó, Dodd-Frank cũng buộc các ngân hàng lớn dần rút hầu hết vốn ra khỏi các quỹ đầu cơ và tư nhân trong vài năm, thành lập hệ thống mới để xoá bỏ các ngân hàng khổng lồ bị thua lỗ tương tự như Lehman, từ đó sự phá sản của các ngân hàng này không đẩy các thị trường vào vòng xoáy chết.


    Như vậy, với những cải cách sâu rộng trong lĩnh vực tài chính - chứng khoán nêu trên, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng và công ty chứng khoán sẽ bị kiểm soát chặt chẽ hơn trên thị trường chứng khoán Mỹ, việc sử dụng các công cụ tài chính, đặc biệt là đòn bảy tài chính sẽ gặp phải nhiều hạn chế, cũng như các tổ chức tài chính phải tr­ích nhiều hơn cho các quỹ dự phòng rủi ro.


    VIỆT NAM VÀ CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU


    Phản ứng của Việt Nam


    Trong một thế giới toàn cầu hoá như ngày nay, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ đã tạo ra những "sang chấn" đáng kể đổi với nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Các tác động cụ thể của cuộc khủng hoảng này có thể bao gồm :


    Nhu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam bị thu hẹp (hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam là sang thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản) : Đến hết quý 1-2009, khi so với cùng kỳ, xuất khẩu chỉ tăng 2,4% (nếu loại trừ 2,3 tỉ đô la tái xuất vàng thì kim ngạch xuất khẩu giảm tới 15%).


    Nguồn vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp suy giảm trên phạm vi toàn cầu, và Việt Nam không phải là một ngoại lệ : trong ba tháng đầu 2009 Việt Nam chỉ thu được 2,1 tỉ USD đầu tư nước ngoài, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2008, trong khi nguồn vốn FDI cam kết đạt 6 tỉ USD, tương đương 60% số vốn của cùng kỳ năm 2008. Thực tế, nguồn vốn FDI đăng ký sụt giảm ngay từ tháng 1, chỉ đạt 185 triệu USD. Sang tháng 2, tổng vốn tăng mạnh do có 3 dự án lớn được cấp phép tại Bà Rịa - Vũng Tàu, và một dự án tăng vốn từ 300 triệu USD lên 4,1 tỉ USD. Các dự án khác tăng vốn rất ít, và trong 3 tháng, chỉ có 34 lượt dự án xin tăng.


    Theo ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, trong năm 2009, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam qua hệ thống ngân hàng và các công ty chuyển tiền là 3,2 tỉ đô la, giảm 20% so với mức của năm 2008. Lượng kiều hối trong năm 2009 bị giảm là điều không thể tránh khỏi, một phần do nạn thất nghiệp tại những quốc gia có cộng đồng người Việt sinh sống. Theo thẩm định của giới chuyên gia, thì tổng lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong 2009, theo những con đường khác nhau

    có thể giao động từ 6 đến 6,8 tỉ đô la, trong khi đó, lượng kiều hối trong năm 2008
    là 7,2 tỉ đô la.
     
Đang tải...