Luận Văn Khủng hoảng tài chính Mỹ và vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 20/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN CÓ ĐẦY ĐỦ TRONG FILE WORD

    MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    LỜI MỞ ĐẦU

    Chương I: LÝ LUẬN VỀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH MỸ - HỆ THỐNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH MỸ HIỆN NAY
    1. Tổng quan về hệ thống Tài chính – Ngân hàng của Mỹ.

    2. Phân tích nguyên nhân khủng hoảng tài chính Mỹ hiện nay.

    2.1. Nguyên nhân sâu xa theo phân tích của nhóm nghiên cứu.

    2.1.1 Chứng khoán hoá và các công cụ phái sinh – điểm đặc sắc của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ 2008.
    3. Vai trò tất yếu của hoạt động giám sát hệ thống tài chính – ngân hàng. Chương II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
    1. Tổng quan chung về hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam hiện nay.

    1.1. Giới thiệu.

    1.2. Một vài đặc trưng của hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam.

    1.2.1. Đặc trưng về mặt hoạt động vĩ mô của hệ thống tài chính – ngân hàng.

    1.2.2. Đặc trưng trên bình diện rủi ro hệ thống.

    2. Thực trạng hoạt động giám sát hệ thống tài chính – ngân hàng Việt Nam hiện nay.
    2.1. Thực trạng.

    2.2. Đánh giá thực trạng hệ thống giám sát tài chính – ngân hàng ở Việt Nam.

    2.2.1. Kết quả đạt được.

    2.2.2. Những mặt hạn chế.

    3. Những diễn biến có thể dự đoán.
    CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT HỆ THỐNG TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM
    1. Định hướng của hoạt động giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam.

    2. Đề xuất các giải pháp.

    KẾT LUẬN

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu:

    Nền kinh tế của Mỹ đang trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ năm 1930, cuộc khủng hoảng này lớn hơn mọi cuộc khủng hoảng tài chính chu kỳ đã diễn ra trong lịch sử, nó không chỉ khiến cho nền kinh tế của Mỹ mà kinh tế của cả thế giới cũng lâm vào tình trạng suy thoái trầm trọng. Hệ thống Tài chính – Ngân hàng của Mỹ phải chứng kiến nhiều cuộc sụp đổ, thậm chí là sự phá sản của những định chế tài chính “gạo cội” có lịch sự hoạt động hơn một trăm năm. Một nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc xảy ra cuộc khủng hoảng này chính là những bất cập trong vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Mỹ. Mô hình giám sát được đánh giá vào bậc tiên tiến và vững mạnh nhất thế giới cũng không thể lường trước và ngăn ngừa được rủi ro hệ thống.
    Tại Việt Nam, nền kinh tế nói chung và hệ thống Tài chính – Ngân hàng nói riêng cũng đã hứng chịu ít nhiều những tác động tiêu cực theo xu thế suy thoái kinh tế của Mỹ và toàn cầu. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã đặt ra một cơ hội để những nhà hoạch định chính sách trong nước đánh giá lại và rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam. Việc nghiên cứu cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ từ góc độ giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng để xây dựng một mô hình giám sát vững mạnh cho hệ thống Tài chính – Ngân hàng trong nước, góp phần vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế là một yêu cầu cấp thiết đang đặt ra từng ngày. Nhận thức rõ được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề này, nhóm nghiên cứu đã chọn đề tài “Khủng hoảng tài chính Mỹ và vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân hàng tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
    2. Đối tượng, phạm vi, mục tiêu nghiên cứu của đề tài:

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008 và vấn đề giám sát hệ thống Tài chính – Ngân Hàng tại Mỹ và Việt Nam. Đề tài có tầm bao quát và xem xét lại nhiều vấn đề trong quá khứ lâu dài về trước, tuy nhiên phạm vi nghiên cứu tập trung vào khoảng thời gian từ năm 1999 đến nay, trước khi xảy ra hai sự kiện là bong bóng “dot.com” và khủng bố 11/9 tại Mỹ. Đề tài đặt mục tiêu nghiên cứu những bài học kinh nghiệm và rút ra giải pháp cho vấn đề giám sát hệ thống TCNH tại Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ.
    3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài.

    Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, sử dụng các số liệu nghiên cứu thứ cấp. Bên cạnh đó các phương pháp mô hình hóa sử dụng bảng biểu, đồ thị sẽ giải thích đặc điểm và nguyên nhân khủng hoảng một cách sinh động.
    4. Kết cấu của đề tài:

    Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và phụ lục, bài viết có kết cấu như sau:

     Chương I: Lý luận chung về khủng hoảng tài chính Mỹ và vấn đề giám sát hệ thống TCNH.
     Chương II: Thực trạng hoạt động giám sát hệ thống TCNH tại Việt Nam hiện nay.

     Chương III: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực hoạt động giám sát hệ thống TCNH tại Việt Nam.
    5. Kết quả nghiên cứu dự kiến.

    Đóng góp chủ yếu của đề tài là: i, Khái quát hóa cở sở lý luận về khủng hoảng tài chính Mỹ và kinh nghiệm trong hoạt động giám sát hệ thống TCNH tại Mỹ; ii, Phân tích năng lực của hoạt động giám sát tại Việt Nam hiện nay; iii, Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cho hoạt động giám sát hệ thống TCNH tại Việt nam.
    Do đây là một lĩnh vực có tính vĩ mô rất cao, cộng với trình độ người viết còn hạn chế nên bài viết chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy, cô giáo và các bạn đóng góp, chỉ bảo để đề tài của nhóm nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.
     

    Các file đính kèm:

    • 12.doc
      Kích thước:
      4.1 MB
      Xem:
      0
    • 12.pdf
      Kích thước:
      898.4 KB
      Xem:
      0
Đang tải...