Tài liệu Khủng hoảng suy vong của vương triều nhà Nguyễn

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khủng hoảng suy vong của vương triều nhà Nguyễn

    Tư bản Pháp đã chọn đúng lúc để nổ súng xâm lược Việt Nam khi chế độ phong kiến Việt Nam đang đi sâu vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Chế độ phong kiến Việt Nam đã khủng hoảng nặng từ cuối thế kỉ XVIII.

    Nhưng mầm mống đầu tiên của chủ nghĩa tư bản trong nước đã xuất hiện và ngày càng mâu thuẫn đối kháng với quan hệ kinh tế phong kiến bảo thủ lạc hậu bao đời thống trị xã hội Việt Nam. Nền kinh tế tiểu nông đang cần được phát triển, nhưng bị chế độ chiếm hữu và bóc lột phong kiến uy hiếp nghiêm trọng. Đây cũng là thời kì bùng nổ các cuộc khởi nghĩa nông dân trên một quy mô rộng lớn trong phạm vi cả nước, đòi hỏi đất nước phải sớm thống nhất. Cuộc khởi nghĩa của nông dân Tây Sơn thắng lợi đã mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa. Nhưng dựa vào thế lực tư bản Pháp, Nguyễn Ánh đã đánh thắng Tây Sơn. Có thể khẳng định rằng triều Nguyễn thành lập là sự thắng thế của tập đoàn phong kiến tối phản động trong nước có tư bản nước ngoài ủng hộ đối với triều đại Tây Sơn tương đối tiến bộ hơn về nhiều mặt.

    Ngay sau khi lên ngôi (1802), Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là Gia Long và các vua tiếp theo (Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức) ngày càng đi sâu vào con đường phản động, vừa ra sức phục hồi và củng cố quan hệ sản xuất cũ, vừa cố tình bóp nghẹt lực lượng sản xuất mới đã manh nha phát triển hồi thế kỉ XVIII. Mọi chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội triều Nguyễn ban hành đều nhằm mục đích duy nhất là bảo vệ đặc quyền đặc lợi cho tập đoàn phong kiến nhà Nguyễn.

    Bộ máy chính trị triều Nguyễn ngay từ đầu đã mang nặng tính chất quan liêu, độc đoán và sâu mọt. Đó là một nhà nước quân chủ chuyên chế tuyệt đối, tập trung cao độ với một chế độ chính trị lạc hậu, phản động. Mọi quyền hành đều tập trung trong tay nhà vua. Vua được coi là con trời, “thay trời trị dân; quyền hành nhà vua được coi là “thần khí” thiêng liêng, vô hạn. Nhà vua trong thực tế là đại địa chủ lớn nhất trong nước, có toàn quyền phung phí tài sản quốc gia trên xương máu của nhân dân. Còn quan lại trong triều và ở các địa phương hầu hết là bọn hủ bại; chính trị thì bảo thủ, cầu an, kinh tế thì tham lam và cuồng bạo. Từ vua đến quan đều rất tự cao tự đại với mớ học thuyết Khổng, Mạnh lỗi thời, xem trật tự phong kiến là bất di bất dịch, mãi đến lúc súng giặc nổ ầm bên tai mới bàng hoàng tỉnh giấc. Trong hoàn cảnh đó, đời sống của người nông dân trong các thôn xã vô cùng cơ cực. Dưới triều Nguyễn, tổ chức xã thôn đã hoàn toàn trở thành một công cụ của bọn cường hào địa chủ nông thôn. Nó trói buộc người nông dân trong những quan hệ địa phương hẹp hòi có lợi cho sự bóc lột của nhà nước phong kiến và cản trở sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...