Tiểu Luận Khủng hoảng nợ quốc gia và vấn đề trả nợ nước ngoài

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài thảo luận

    TÀI CHÍNH QUỐC TẾ

    Đề tài: “Khủng hoảng nợ quốc gia và vấn đề trả nợ nước ngoài”




    I. Lý thuyết về nợ quốc gia
    Nợ quốc gia (hay còn gọi là nợ Chính phủ, nợ công) là một phần quan trọng và không thể thiếu trong tài chính mỗi quốc gia. Từ những nước nghèo nhất ở châu Phi đến những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, Campuchia hay những cường quốc giàu có với trình độ phát triển cao như Mỹ, Nhật, EU thì đều phải đi vay để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của chính phủ nhằm các mục đích khác nhau
    1.1. Nợ quốc gia là gì?
    Một cách khái quát nhất, có thể hiểu nợ quốc gia là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, vì thế, nợ chính phủ, nói cách khác, là thâm hụt ngân sách luỹ kế tính đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
    Theo khoản 2 Điều 1 Luật Quản lý nợ công của Việt Nam, nợ công bao gồm tất cả các khoản nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
    Theo nguồn gốc khoản nợ, Nợ chính phủ thường được phân thành: Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước) và nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). Ngoài ra, theo thời hạn khoản nợ, Nợ chính phủ có thể được phân thành: Nợ có kỳ hạn dưới 1 năm, Nợ có kỳ hạn từ 1 năm đến 10 năm, Nợ có kỳ hạn trên 10 năm.
    Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủ vì có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. So với trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có thể xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái.

    MỤC LỤC
    I. Lý thuyết về nợ quốc gia. 2
    1.1. Nợ quốc gia là gì?. 2
    1.2. Một số đặc điểm của nợ quốc gia. 3
    II. Tình hình nợ quốc gia của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010. 5
    2.1. Quy mô nợ quốc gia. 5
    2.2. Cơ cấu nợ quốc gia. 6
    Bảng 2: Cơ cấu nợ công của Việt Nam năm 2006 - 2010. 6
    2.3. Tình hình sử dụng nợ quốc gia. 7
    2.4. Tình hình trả nợ công. 8
    Biểu đồ 3: Tình hình trả nợ và viện trợ của Việt Nam năm 2006 – 2010. 9
    2.5. Tình hình quản lý nợ quốc gia. 9
    Đánh giá nợ nước ngoài 9
    Bảng 2: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế theo tiêu chuẩn của HIPCs. 11
    Đánh giá nợ trong nước. 11
    III. Viễn cảnh vỡ nợ và các biện pháp chống đỡ với khủng hoảng nợ quốc gia. 12
    3.1. Viến cảnh vỡ nợ. 12
    3.1.1. Khái quát tình hình nợ của Hy Lạp. 13
    3.1.2. Hệ quả của việc vỡ nợ: 14
    3.2. Các biện pháp chống đỡ: 15
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...