Tiểu Luận Khủng hoảng năng lượng

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Cuộc khủng hoảng tài chính của nước Mỹ vừa rồi đã khiến cho cả thế giới phải điêu đứng.
    Trước thực tế của cuộc khủng hoảng tài chính ấy, chúng ta cũng đang lo sợ trước tình trạng cả thế giới
    lâm vào tình trạng khủng hoảng năng lượng trầm trọng. Chúng ta vừa phải đối mặt với khủng hoảng tài
    chính toàn cầu, xung đột – chiến tranh đang xảy ra nhiều nơi và cuộc khủng hoảng năng lượng có thể
    sẽ xảy ra chỉ trong một vài thập kỷ tới.
    Với mức tiêu thụ như hiện nay, chỉ đến giữa thế kỷ này thôi, nhân loại sẽ đối m ặt với sự cạn kiệt
    năng lượng. Vấn đề đặt ra ở đây là: khi cuộc khủng hoảng diễn ra sẽ tác động như thế nào tới quan hệ
    quốc tế và liệu có biện pháp nào có thể thay thế được các nhiên liệu hóa thạch vốn đang được con
    người sử dụng rộng rãi trong hầu hết hoạt động kinh tế, xã hội, chính trị?
    Đối mặt với nguy cơ cạn kiệt năng lượng, để bảo đảm cho sự tồn vong và phát triển của đất
    nước mình, một số quốc gia sẽ có chính sách như th ế nào để có thể đem lại lợi ích cao nhất cho đất
    nước mình? Và những chính sách đó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc tế ?
    Trong khuôn khổ của bài tiểu luận, chúng tôi hi vọng có thể đáp ứng phần nào những câu hỏi đã
    được đặt ra.


    I. Khủng hoảng năng lượng là gì?
    Khủng hoảng năng lượng xảy ra khi giá năng lượng bị đẩy lên cao đến đỉnh. Vậy nguy ên nhân
    nào làm tăng giá năng lượng?
    Thứ nhất, do nguồn cung ứng năng lượng bị thắt chặt không đủ đáp ứng nhu cầu, hoặc do lượng
    nhu cầu sử dụng năng lượng tăng đến một mức mà sự cung cấp năng lượng hiện tại không đủ đáp ứng,
    đẩy giá năng lượng tăng cao và tăng nhanh làm mất ổn định trong kinh tế, chính trị và xã hội thì dẫn
    đến khủng hoảng thiếu năng lượng. Ví dụ như các cuộc khủng hoảng những năm 1973, 1979 là do
    nguồn cung ứng bị thắt chặt, khủng hoảng từ năm 2004 trở lại đây là do nhu cầu về dầu mỏ tăng mạnh
    từ các nước có nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ. Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng
    này tới các mặt của xã hội là rất nghiêm trọng và rộng lớn bởi vì nó toàn xảy ra ở các điểm trọng yếu
    về dầu lửa trên thế giới, đặc biệt là vùng Trung Đông và vùng Vịnh, nơi có trữ lượng khai thác dầu lửa
    lớn nhất thế giới. Do vậy, tác động của nó luôn là tác động tới toàn cầu.
    Thứ hai, do các nhà tư bản và các nền kinh tế dư thừa ngoại tệ đầu cơ vào lĩnh vực năng lượng,
    khiến cho giá dầu bị đẩy lên cao, đó cũng là một nguyên nhân tạo nên khủng hoảng năng lượng.
    Thêm một nguyên nhân khiến cho năng lượng bị khủng hoảng là do những bất ổn về tình hình
    an ninh – chính trị ở các khu vực cung cấp năng lượng chủ yếu. Ví dụ ở khu vực Trung Đông là nơi
    cung cấp dầu lửa lớn và chủ yếu cho các nước trên thế giới, nhưng do những bất ổn về an ninh – chính
    trị, đặc biệt là những mâu thuẫn hiềm khích lịch sử giữa các nước, hoặc do tranh giành lợi ích làm gián
    đoạn cung cấp dầu mỏ dẫn đến nguồn cung bị giảm, giá dầu từ đó bị đẩy lên cao.
    Và một yếu tố nữa mà hiện nay nó đang tác động tới tất cả các lĩnh vực của xã hội và cũng đang
    là vấn đề toàn cầu lớn, đó là vấn đề thay đổi thời tiết. Trong những năm gần đây, nhiều cơn bão nhiệt
    đới hoành hành tại một số khu vực tập trung các giếng dầu lớn, tác động nghiêm trọng đến năng lực
    sản xuất và cung ứng dầu. Dàn khoan lớn ở Mêhicô bị bão phá hỏng nặng, một số giếng dầu ở Biển
    Bắc phải đóng cửa do thời tiết xấu
    Tuy nhiên đó là những nguyên nhân dẫn tới khủng hoảng thiếu năng lượng, vậy có khi nào năng
    lượng bị thừa hay không? Như chúng ta đã biết, trong những năm của thập kỷ 80, thế giới có một giai
    đoạn bình ổn về giá dầu, lượng dầu tiêu thụ giảm đi và nguồn cung ứng phải cắt giảm, nguyên nhân
    chủ yếu của vấn đề nay là do các nước đã áp dụng hiệu quả chính sách an ninh năng lượng mới, sự
    thay đổi mô hình phát triển kinh tế và kết cấu: phát triển dựa vào thị trường giảm sự can thiệp của nhà
    4
    nước, xóa bỏ những hạn chế thị trường, tư nhân hóa, tự do hóa thương mại, giảm đầu tư công cộng ;
    sự mở rộng khả năng sản xuát dầu khí và toàn cầu hóa thị trường năng lượng. Người ta còn gọi đây là
    giai đoạn thừa thãi dầu lửa, tuy nhiên không vì thế mà đây được cho là một cuộc khủng hoảng thừa
    năng lượng.
    Năng lượng là y ếu tố cần thiết cơ bản cho sự sống, thiếu năng lượng, sự sống sẽ bị đe dọa, đặc
    biệt là năng lượng công nghiệp trong thời đại công nghiệp hiện nay. Do vậy, khủng hoảng năng lượng
    được cho là một trong các vấn đề toàn cầu mà nhân loại cần quan tâm.
    Từ khi con người biết khai thác và sử dụng những nguồn năng lượng như than đá, dầu mỏ, khí
    đốt là những nguồn năng lượng khó tái tạo và có hạn, thì đã có nhiều cuộc khủng hoảng năng lượng
    xảy ra, trong đó hầu hết là những cuộc khủng hoảng về dầu lửa trong các năm 1973-1974, 1979, và có
    nhiều bíến động phức tạp khác của tình hình dầu lửa thế giới từ những năm 1980 cho tới nay.
    Các cuộc khủng hoảng dầu lửa vào những năm 1970 xảy ra đều do nguy ên nhân chủ yếu là sự
    thắt chặt nguồn cung ứng dầu lửa từ các nước xuất khẩu dầu lửa trong và ngoài tổ chức OPEC, bắt
    nguồn từ những xung đột ở vùng trọng điểm khai thác dầu thế giới là Trung Đông và sự mất giá của
    đồng tiền USD.
    II. Khủng hoảng năng lượng là vấn đề toàn cầu
    1. Khủng hoảng năng lượng lần 1
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...