Tiểu Luận Khủng hoảng kinh tế thế giới và những tác động tới Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
    I : NGUYÊN NHÂN
    Nguyên nhân cuộc khủng hoảng
    Đối với những người theo dõi kinh tế Mỹ, những yếu kém kinh tế Mỹ đã bộc lộ rõ từ trước năm 2000 nhưng đến nay mới bùng nổ.
    Lo ngại nhà đầu tư rút vốn .
    Thiếu hụt cán cân thanh toán nước ngoài đã tới trên 400 tỉ USD từ năm 2000 (chiếm trên 4% GDP) và tiếp tục tăng mức thiếu hụt, đạt 811 tỉ USD vào năm 2006 (bằng 6% GDP).
    Năm 2007, USD mất giá, có làm giảm mức thiếu hụt xuống 734 tỉ USD nhưng cũng ở mức rất cao bởi ở các nước khác, nếu thiếu hụt ở mức 3% GDP thì đã phải lo lắng bằng mọi cách nhằm điều chỉnh để giảm mức thiếu hụt này.
    Nền kinh tế Mỹ trong hơn 10 năm, có lợi thế là được sự tin tưởng của cả thế giới, nên tiền đổ vào để cho dân chúng đầu tư và tiêu xài. Để dành của dân chúng vào năm 2006 chỉ có 34 tỉ USD, gần như 0% GDP, và tỉ lệ để dành thấp này chỉ khoảng 1-2% đã kéo dài từ cả chục năm nay.
    Đầu tư của Mỹ bằng 19% GDP, chủ yếu dựa vào lợi nhuận công ty, nhưng đến 30% số tiền đầu tư là do vay mượn nước ngoài. Tình hình tài chính của Mỹ chẳng khác gì một nước đang phát triển không kiểm soát nổi hầu bao mình.
    Các nước ở Châu Mỹ Latinh và ở Châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính những năm 90 đã cố gắng làm sạch sẽ tài chính, tăng cường để dành, và trở thành nguồn tài chính tài trợ tiêu dùng của Mỹ.
    Mỹ đang mất vốn vì giá xuống thì đầu tư của các nền kinh tế của những nước này cũng sẽ không thể không bị cụt vốn theo. Việc rút vốn ra khỏi Mỹ, dù chỉ một phần cũng tạo ảnh hưởng không nhỏ.
    Thị trường chứng khoán sụt giảm, nhà-đất tiếp tục xuống giá
    Tiền đổ vào Mỹ đã làm thị trường chứng khoán và tài sản lên giá quá mức giá trị của nó. Điều này thì ai cũng biết, nhưng rất nhiều người vẫn không tin là giá có thể xuống. Đặc biệt là các nhà kinh doanh tiền tệ, họ phải thổi phồng vì càng lên giá, càng say sưa với thị trường thì giao dịch càng tăng, vay mượn càng nhiều và phí dịch vụ càng lớn.
    Giá cổ phiếu Mỹ đã qua thời kỳ điều chỉnh, đặc biệt là giá các công ty công nghệ thông tin được thổi phồng, chỉ số Nasdaq lên trên 5.000 điểm năm 2.000 và hiện nay chỉ còn trên 2.000 điểm, bằng trước đây.
    Chỉ số Dow Jones ít bị ảnh hưởng hơn cũng giảm từ cao điểm gần 12.000 điểm năm 2000, xuống tới mức 7.540 điểm và sau đó phục hồi để sau 7 năm mới trở lại thời năm 2000.
    Bong bóng thị trường chứng khoán đã tự nó giải quyết bằng cách xuống giá, và để nhằm giữ nền kinh tế khỏi tuột dốc, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) đã giữ lãi suất ở mức rất thấp và lại kéo dài thời gian quá lâu, đầu tư vào nhà cửa tiếp tục tăng, giá nhà cửa trở thành bong bóng.
    Trong 5 năm qua, giá nhà khắp nơi tăng, thấp nhất ở các bang hẻo lánh nhiều đất cũng tăng ít nhất 17%, và ở nơi có nhiều đầu cơ giá tăng hơn gấp đôi. Nếu kể từ năm 1980, giá nhà ở những bang như New York, California, Massachussets tăng 5 - 6 lần, trong khi lương danh nghĩa ở những vùng trên chỉ tăng gần 3 lần.
    Nhưng trong thời gian vừa qua, giá nhà đã giảm 7%, nhưng nhiều nhà kinh tế cho rằng giá nhà tiếp tục xuống vào năm 2008 và tiếp tục vào năm 2009, và có thể giảm tới mức 30%.

    Có thể nói một cách đơn giản là từ lâu nay đa số người Mỹ vay tiền từ các ngân hàng để mua nhà, với thời hạn hợp đồng từ 10 năm đến 30 năm. Đó là việc bình thường. Nhưng trong 10 năm trở lại đây thị trường nhà đất phát triển mạnh, các ngân hàng và các tổ chức cho vay ào ạt tiếp thị tạo ra những hợp đồng cho vay không đạt tiêu chuẩn và khuyến khích cả những người không đủ khả năng tài chính cũng đi vay tiền để mua nhà.
    Ngoài ra các tổ chức cho vay còn “sáng chế” ra những hợp đồng bắt đầu với lãi suất rất thấp trong những năm đầu và sau đó điều chỉnh lại theo lãi suất thị trường. Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay không đòi được nợ. Nguy hại hơn nữa là các tổ chức tài chính phố Wall đã gom góp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại làm tài sản bảo đảm, để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế.
    Các loại trái phiếu này được mệnh danh là “Mortgage backed securities – MBS”, một sản phẩm tài chính phái sinh được bảo đảm bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế chấp. Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies) đánh giá cao loại sản phẩm phái sinh này. Và nó được các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn.
    Trong vài năm trở lại đây thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không có khả năng trả được nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ, và kể cả bán được thì giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không đủ để thanh toán các khoản còn vay nợ.
    Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay bất động sản dùng để bảo đảm cho các trái phiếu MBS là nợ khó đòi, các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tư nắm giữ những trái phiếu này không những bị lỗ nặng và mất cả khả năng thanh toán.
    Theo ước tính của nhiều chuyên gia trong 22.000 tỷ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12.000 tỷ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4.000 tỷ USD là nợ xấu. Các nước khác cũng bắt chước Hoa Kỳ và bán ra loại trái phiếu phái sinh MBS này trong thị trường tài chính của họ.
    Vì vậy trên toàn thế giới tổng số nợ bất động sản khó đòi và tổng số MBS bị “nhiễm độc” chưa thể tính hết được. Bear Stern, Indy Mac, Fannie Mae, Freddie Mac, Lehman Brothers, Meryll Lynch, Washington Mutual, Vachovia, Morgan Stanley, Goldman Sachs v.v. (Mỹ), New Century Financial, Northern Rock, HBOS, Bradford & Bringley (Anh quốc), Dexia (Pháp-Bỉ-Luxembourg), Fortis, Hypo (Đức-Bỉ), Glitner (Iceland) hoặc bị lung lay hoặc bị ngã gục.
    Cơn chấn động tài chính ở Hoa Kỳ chắc chắn sẽ khiến nhiều thị trường tài chính, nhiều ngân hàng trên khắp thế giới bị rung động theo, bởi hàng loạt ngân hàng lớn trên thế giới đã đầu tư mua loại trái phiếu MBS này.
    Trầm trọng hơn nữa là những “hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi”, tiếng Mỹ gọi là “Credit Default Swap – CDS”. Các hợp đồng này do các tổ chức tài chính và các công ty bảo hiểm quốc tế bán ra, theo đó bên mua CDS được bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay nếu bên vay không trả được nợ.
    Bên Mỹ tổng số CDS ước tính khoảng 35 nghìn tỷ USD, và toàn thế giới khoảng 54.600 tỷ USD (theo ước tính của Hiệp hội “International Swap and Derivatives Association”).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...