Tiểu Luận Khủng hoảng kinh tế - tài chính tại Argentina: Nguyên nhân và Bài học

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Lời mở đầu:
     Vài nét về Argentina.
     Nội dung nghiên cứu (Khủng hoảng vỡ nợ 1998 – 2001)
     Mục tiêu: giải thích nguyên nhân và rút ra bài học.
    II. Nội dung nghiên cứu
    1. Tình hình kinh tế Argentina trước khủng hoảng(thập niên 90)

    Thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế:
     Tư hữu hóa các xí nghiệp quốc doanh
     Lập hệ thống tiền tệ kép: cố định tỷ giá 1Peso =1USD
    =>có tác dụng tức thời, 3 năm sau nền kinh tế Phát triển tốt, kiềm chế được lạm phát.
    Tuy nhiên do tự do hóa quá lớn đã để lại những mầm mống bất ổn =>khủng hoảng xảy ra, bắt đầu từ cuối năm 1998 và lên đến đỉnh điểm năm 2001.
    2. Nguyên nhân khủng hoảng
     Sai lầm trong chính sách tiền tệ (chính sách tỷ giá cố định, tư hữu hóa các xí nghiệp quốc doanh bán cho nước ngoài .)
     Lợi dụng uy tín quốc gia vay nợ nước ngoài để bù đắp ngân sách và ổn định đồng nội tệ, khi không có đủ ngoại tệ để chi trả =>vỡ nợ.
     Các cú sốc từ bên ngoài:
     Khủng hoảng tiền tệ Châu Á 97 – 98
     Đô la lên giá =>Peso lên giá theo =>ảnh hưởng xuất khẩu
     Mêhico phá giá đồng Peso năm 94
     Braxil phá giá đồng real năm 99
     Bất ổn về hệ thống Chính trị (tham nhũng,lãng phí, bộ máy yếu kém .)
    3. Bài học cho Việt Nam
     Duy trì tỷ lệ vay nợ nước ngoài ở mức an toàn (<40% GDP).
     Xây dựng cơ chế giám sát hữu hiệu các khoản vay nước ngoài.
     Cải cách bộ máy quản lý: giải quyết tham nhũng, Cổ phần hóa ồ ạt và thất thoát, hàng rào Thuế quan yếu kém .
    III. Kết luận




    Lời Mở Đầu

    Liên tục trong những năm của thập niên 90, Argentina thực hiện chương trình tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, nổi bật là chương trình tư hữu hóa các xí nghiệp quốc doanh, bán chúng cho các ông chủ nước ngoài cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúp Chính phủ Argentina ổn định được giá trị đồng nội tệ, bước đầu đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian sau đó. Vào thời gian đó, Argentina là một trong những “học trò xuất sắc” của IMF, được ngợi khen như một điển hình của sự thần kỳ mới.
    Thế rồi đến tháng 12/2001 hệ thống Ngân hàng Argentina sụp đổ, nhấn chìm một trong những trung tâm kinh tế năng động và thành công tại khu vực Nam Mỹ. Gần như chỉ sau một đêm, đất nước này đã rơi vào cảnh đói nghèo, chỉ trong vòng 5 tuần 5 vị tổng thống lên chức xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức ùa xuống đường biểu tình .Chính quyền Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách mà IMF và WB áp dụng tại nước này từ những năm 1990. Người dân thì cho rằng các nhà lãnh đạo đất nước phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những nỗi khổ mà họ đang phải chịu đựng.
    Vậy nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ này là do đâu? Đó là một vấn đề lớn mà nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã tốn không ít giấy mực. Đây cũng là đề tài mà nhóm chúng tôi đưa ra để thảo luận, từ điển hình của Argentina mà rút ra những bài học cho Việt Nam trong giai đoạn hiên nay, khi Việt Nam cũng đang được xem là một thần kỳ mới, để rồi liệu rằng Việt Nam có vấp phải những sai lầm như Argentina đã từng vấp phải hay không ?
     
Đang tải...