Thạc Sĩ Khủng hoảng kinh tế hiện nay: Phân tích và khuyến nghị từ lý thuyết kinh tế trường phái Áo

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Ác Niệm, 20/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tóm tắt

    kinh tế Việt Nam và thế giới đang trong giai đoạn suy thoái, hoặc tệ hơn nữa, khủng hoảng.
    Bài viết này hướng tới việc lý giải các nguyên nhân dẫn đến suy thoái/ khủng hoảng kinh tế
    và từ đó đưa ra các khuyến nghị chính sách từ góc nhìn của lý thuyết kinh tế trường phái Áo.
    Dựa trên kinh nghiệm của cuộc Đại khủng hoảng 1929-1932 và các diễn biến gần đây của
    nền kinh tế Mỹ, bài viết này cho rằng khả năng kinh tế Mỹ và thế giới tiếp tục rơi sâu vào
    khủng hoảng trong một thời gian tương đối dài là rất lớn. Đối với nền kinh tế Việt Nam, bài
    viết cho rằng những chính sách kiểm soát giá cả, kiểm soát hàng hóa, tài chính mở rộng, tiền
    tệ mở rộng, và duy trì vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là những nguyên nhân làm cho
    cấu trúc sản xuất của nền kinh tế Việt Nam bị méo mó nghiêm trọng, dẫn đến sự bất ổn vĩ mô
    trong 2008. Thêm nữa, tình trạng cấu trúc méo mó của nền kinh tế Việt Nam hầu như chưa
    được cải thiện trong những năm vừa qua, đặt ra nguy cơ của các bất ổn vĩ mô quay trở lại
    trong thời gian tới. Để có thể tránh rơi vào khủng hoảng trong trước mắt cũng như đạt được
    tăng trưởng bền vững trong dài hạn, Việt Nam nên rà soát loại bỏ các chính sách cản trở sự
    phát triển của thị trường, theo đuổi chính sách tài khóa thận trọng và cắt giảm chi tiêu ngân
    sách, theo đuổi chính sách tiền tệ trung tính, và tiếp tục đẩy mạnh cải cách khu vực doanh
    nghiệp nhà nước.



    Mục lục

    1. Dẫn nhập 4
    2. Lý thuyết chu kỳ kinh doanh của trường phái kinh tế Áo: từ sai lầm trong kế hoạch kinh
    doanh cá nhân cho tới khủng hoảng 6
    2.1. Yếu tố sai lầm và yếu tố học hỏi trong các kế hoạch kinh tế cá nhân 6
    2.2. Sự vận động của nền kinh tề thị trường 7
    2.3. Sai lầm hệ thống và chu kỳ kinh doanh .7
    2.4. Sự khủng hoảng .10
    3. Về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay: Một số nhận xét 11
    3.1. Nguyên nhân cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay 12
    3.2. Những lo lắng không đáng có .14
    3.3. Đánh giá các giải pháp đang được chính phủ Mỹ áp dụng gần đây 16
    3.4. kinh tế thế giới đi về đâu? 18
    4. Việt Nam: những mầm mống của suy thoái và khủng hoảng 20
    4.1. Các biện pháp can thiệp gián tiếp 20
    4.2. Các biện pháp can thiệp trực tiếp .25
    5. Các kết luận và khuyến nghị chính sách 32
    Tài liệu tham khảo .36


    1. Dẫn nhập
    Đâu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế? Làm thế nào để đối phó với khủng
    hoảng? Đây là những câu hỏi được quan tâm hàng đầu hiện nay bởi tất cả các giới ở Việt
    Nam, từ những nhà nghiên cứu kinh tế, những nguời làm chính sách, cho tới hầu hết các cá
    nhân tham gia vào nền kinh tế. Mối bận tâm này xuất phát từ những bất ổn từ cả bên ngoài và
    bên trong Việt Nam. Ở bên ngoài, nền kinh tế thế giới năm 2008 trải qua một loạt các khủng
    hoảng kế tiếp nhau như khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn của Mỹ, sự dao động với
    biên độ cực lớn trong một thời gian ngắn của giá nguyên liệu cơ bản, đặc biệt là dầu thô và
    lương thực, sự sụp đổ của các công ty tài chính hàng đầu ở phố Wall, sự sụp đổ hệ thống
    ngân hàng ở Iceland, và cuối cùng là sự suy thoái của toàn bộ các nền kinh tế trên thế giới. Ở
    trong nước, vào nửa đầu năm 2008, hầu hết các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế của Việt Nam
    đều ở tình trạng báo động, trong đó đặc biệt phải kể đến chỉ số giá bán lẻ (CPI) (so với cùng
    kỳ năm ngoái) ở thời điểm cao nhất tăng lên đến hơn 28% và thâm hụt cán cân thương mại ở
    mức kỷ lục tới 17,5 tỷ USD; thêm vào đó, thị trường chứng khoán bị suy giảm rất mạnh, thị
    trường bất động sản rơi vào tình trạng đóng băng. Mặc dù, từ giữa năm trở đi các chỉ số vĩ
    mô bắt đầu đi vào ổn định với CPI và thâm hụt cán cân thương mại hàng tháng giảm dần,
    nhưng bắt đầu từ quí IV/2008, tăng trưởng kinh tế bắt đầu suy giảm, hiện tượng sa thải nhân
    công, doanh nghiệp thua lỗ, thậm chí phá sản có chiếu hướng gia tăng.
    Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều nghiên cứu, phân tích của các chuyên gia kinh tế
    trong và ngoài nước về nguyên nhân dẫn đến các bất ổn kinh tế vĩ mô trong nước, các nguyên
    nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế toàn cầu và tác động của nó đến Việt Nam, và đánh giá
    các tác động của các chính sách chính phủ tới nền kinh tế
    2
    . Tuy nhiên, các nghiên cứu này
    hoặc thường thiên về mô tả hoặc thường dựa trên các phương pháp nghiên cứu vĩ mô tổng
    hợp Keynesian-tân cổ điển. Ưu điểm của các cách tiếp cận này là chúng thường giúp cho ta
    có cái nhìn nhanh chóng về tổng thể nền kinh tế. Nhưng chúng lại có nhược điểm cơ bản là
    thiếu nền tảng vi mô, tức hành vi của các chủ thể thực sự tham gia vào các hoạt động của nền


    kinh tế. Chính vì thế, các nghiên cứu này thường đưa ra các giải pháp chính sách có tác động
    trực tiếp và ngắn hạn, trong khi bỏ qua các tác động thứ cấp và dài hạn.
    Nghiên cứu này sẽ sử dụng lý thuyết chu kỳ kinh doanh của trường phái kinh tế Áo để
    phân tích nguồn gốc của khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay cũng như sự bất ổn và suy
    thoái kinh tế ở Việt Nam. Về cơ bản, nó chỉ ra rằng suy thoái xảy ra bắt nguồn từ việc đại bộ
    phận chủ thể kinh tế nhận ra rằng các kế hoạch và kỳ vọng kinh tế của họ trở nên sai lầm đến
    mức không thể điều chỉnh, khiến họ phải đồng loạt phải dừng hoặc hủy bỏ. Đằng sau của sự
    thất bại hàng loạt của các kế hoạch kinh tế cá nhân đa phần là do các tín hiệu sai từ các chính
    sách của chính phủ chứ không phải là do hành vi phi lí tính của các chủ thể kinh tế. Lý giải
    cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay, căn cứ vào lý thuyết này, các nhà kinh tế trường
    phái Áo chỉ ra rằng nguyên nhân chủ yếu là do Mỹ duy trì các định chế cho vay nhà thế chấp
    dưới chuẩn, do Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) duy trì mức lãi suất thấp trong một thời gian
    dài, và do Trung Quốc cố duy trì đồng Nhân dân tệ yếu để xuất siêu. Đối với Việt Nam,
    nguyên nhân là do sự tích tụ của một loạt các chính sách về kiếm soát giá và kiểm soát hàng
    hóa, chính sách tài khóa mở rộng, chính sách tiền tệ nới lỏng, và chính sách duy trì khối
    doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các can thiệp tiếp
    theo của chính phủ Mỹ như kích cầu, giải cứu các công ty sắp phá sản, bơm tiền v.v. đều
    chưa chắc cải thiện được tình hình, nhưng lại có thể làm cho tình hình kinh tế trở nên tồi tệ
    hơn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu này cho rằng tình hình kinh tế thế giới sẽ khó có thể sáng sủa
    trở lại trong năm tới; và ngay khi suy thoái chấm dứt thì tình trạng trì trệ có khả năng sẽ kéo
    dài thay vì hồi phục nhanh chóng. Chính phủ Việt Nam vì thế cần rất thận trọng trong việc sử
    dụng các biện pháp can thiệp trực tiếp như kích cầu hay nới lỏng tiền tệ để chống suy giảm
    kinh tế. Một khi chính phủ chi tiêu quá nhiều hoặc lượng tiền được đưa ra lưu thông quá lớn
    trong khi năng lực sản xuất không thể cải thiện do cả sự yếu kém nội tại và sự suy thoái toàn
    cầu, nền kinh tế Việt Nam dễ bị rơi trở lại vào bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát hoặc thâm
    hụt cán cân thanh toán. .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...