Tiểu Luận Khủng hoảng kinh tế Argentina (1999 - 2002)

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỊnh dạng file word


    LỜI MỞ ĐẦU 1
    PHẦN I: DIỄN BIẾN 2
    1. Giai đoạn phát triển thần kì 1992 - 1998. 2
    2. Những dấu hiệu bất ổn – Khủng hoảng xảy ra:. 3
    3. Khủng hoảng Argentina 2001-2002 (giai đoạn sau 2001). 4
    PHẦN II: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG ARGENTINA 6
    I. Nguyên nhân nội tại 6
    1. Hệ thống chuẩn tiền tệ currency board:. 6
    2. Thâm hụt ngân sách quá lớn:. 8
    3. Các chính sách quản lý kinh tế vĩ mô sai lầm:. 9
    II. Ảnh hưởng từ bên ngoài 11
    1. Các tổ chức tin dụng quốc tế (IMF). 11
    2. Các quốc gia các. 12
    PHẦN III: KẾT LUẬN 14
    I. Phạm vi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Argentina: 14
    1. Khu vực Mỹ – Latin:. 14
    2. Thế giới 14
    II. Nguy cơ khủng hoảng tại Việt Nam: 15
    1. Tỷ lệ vay nợ nước ngoài (<40% GDP). 15
    2. Cơ chế giám sát các khoản vay nước ngoài 16
    3. Bộ máy quản lý: Giải quyết tham nhũng, cổ phần hóa ồ ạt và thất thoát 16
    III. Bài học kinh nghiệm: 17


    LỜI MỞ ĐẦU
    Liên tục trong những năm của thập niên 90, Argentina thực hiện chương trình tái cấu trúc nền kinh tế rất mạnh mẽ, nổi bật là chương trình tư hữu hóa các xí nghiệp quốc doanh, bán chúng cho các ông chủ nước ngoài cùng với việc vay nợ nước ngoài đã giúp Chính phủ Argentina ổn định được giá trị đồng nội tệ, bước đầu đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục trong thời gian sau đó. Vào thời gian đó, Argentina là một trong những “học trò xuất sắc” của IMF, được ngợi khen như một điển hình của sự thần kỳ mới.
    Thế rồi đến tháng 12/2001 hệ thống ngân hàng Argentina sụp đổ, nhấn chìm một trong những trung tâm kinh tế năng động và thành công tại khu vực Nam Mỹ. Gần như chỉ sau một đêm, đất nước này đã rơi vào cảnh đói nghèo, chỉ trong vòng 2 tuần 5 vị tổng thống lên chức xuống chức. Người dân, công nhân, viên chức ùa xuống đường biểu tình .Chính quyền Argentina cho rằng thủ phạm là các chính sách mà IMF và WB áp dụng tại nước này từ những năm 1990. Người dân thì cho rằng các nhà lãnh đạo đất nước phải chịu trách nhiệm trực tiếp cho những nỗi khổ mà họ đang phải chịu đựng.
    Vậy nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ này là do đâu? Đó là một vấn đề lớn mà nhiều nhà nghiên cứu kinh tế đã tốn không ít giấy mực. Đây cũng là đề tài mà nhóm chúng tôi đưa ra để thảo luận, từ điển hình của Argentina mà rút ra những bài học cho Việt Nam trong giai đoạn hiên nay, khi Việt Nam cũng đang được xem là một thần kỳ mới.
    Bài tiểu luận của của nhóm được phân chia làm 3 phần chính:
    PHẦN I: DIỄN BIẾN
    PHẦN II: NGUYÊN NHÂN KHỦNG HOẢNG ARGENTINA
    PHẦN III: KẾT LUẬN


    PHẦN I: DIỄN BIẾN
    1. Giai đoạn phát triển thần kì 1992 - 1998
    a. Chính sách 1991
    Tổng thống Carlos MENEM bắt đầu nhiệm kỳ năm 1989 khi Argentina rơi vào tình trạng nợ nước ngoài lớn, lạm phát lên tới 200%/tháng và năng suất giảm mạnh. Để vượt qua khủng hoảng kinh tế, chính phủ đã thực hiện các biện pháp sau:
    1. Ngày 1/4/1991, quốc hội Argentine thông qua “ currency board”. Điều luật này cho phép thành lập hội đồng tiền tệ với nhiệm vụ chính nhằm duy trì tỷ giá giữa peso với USD, và giới hạn việc in ấn đồng peso xuống mức cần thiết cho việc mua dollar trên thị trường tiền tệ
    2. Xây dựng hệ thống tiền tệ kép (bi-monetary) đảm bảo vai trò ngang nhau giữa đồng peso với ngoại tệ (chủ yếu là đô la Mỹ). Người dân Argentina có quyền trả bằng bất kỳ đồng tiền nào trong các giao dịch của mình.
    3. Tự do hóa hoàn toàn hệ thống ngân hàng, bao gồm việc tư nhân hóa gần như tất cả các ngân hàng nhà nước ở địa phương và bán một ít các tổ chức tài chính trung bình và lớn cho nước ngoài.
    4. Tự do hóa hoàn toàn việc luân chuyển tư bản - cả tài chính lẫn đầu tư trực tiếp - mà không có bất kỳ hạn chế nào.
    5. Tư nhân hóa các công ty nhà nước từ công ty hàng không đến công ty điện và Bưu điện, trong khi nước này chưa hề có một hệ thống luật lệ mạnh và đầy đủ.
    6. Loại bỏ gần như tất cả các hàng rào phi thuế quan, và cắt giảm thuế từ trung bình 45% đầu thập niên 90 xuống còn 11% năm 2000.

    Với 3 giai đoạn cải cách 1991. 1995, 1998, thị trường việc làm linh hoạt ở nước này đã được cải thiện đáng kể, điển hình là số lượng công nhân được kí kết hợp đồng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...