Tiểu Luận Khủng hoảng châu á 1997 – 1998 vấn đề về bất động sản và chính sách của imf

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word


    1. Giới thiệu chung. 1
    2. Diễn biến cuộc khủng hoảng. 1
    2.1 Tình hình tại Thái Lan và bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng. 1
    2.2. Những diễn biến cụ thể. 4
    2.2.1 Thái Lan. 4
    2.2.2 Hong Kong. 4
    2.2.4 Hàn Quốc. 5
    2.2.5 Malaysia. 5
    2.2.6 Indonesia. 6
    2.3 Hậu quả từ cuộc khủng hoảng ảnh hưởng đến các nước. 6
    3. Bất động sản, nguyên nhân bùng phát cuộc khủng hoảng. 7
    3.1 Sự sụp đổ của thị trường bất động sản. 8
    3.1.1 Nguyên nhân của bong bóng bất động sản. 8
    4. Vai trò của IMF trong cuộc khủng hoảng. 9
    4.1 Những ảnh hưởng của chính sách đồng thuận Washington đến cuộc khủng hoảng Đông Á 10
    4.1.1 Chính sách tài khóa thắt chặt : 10
    4.1.2 Việc giữ lãi suất cao. 10
    4.2.3 Tự do hóa tài khỏan vốn. 11
    4.2.4 Tự do hóa thị trường tài chính. 12
    4.2 Chính sách cơ tài chính. 12
    5. Lối thóat của các nước trong cơn khủng hoảng. 12
    5.1 Thái Lan. 13
    5.2 Hàn Quốc, Malaysia. 13
    6. Bài học. 14
    7. Tài liệu tham khảo. 16



    KHỦNG HOẢNG CHÂU Á 1997 – 1998
    VẤN ĐỀ VỀ BẤT ĐỘNG SẢN
    VÀ CHÍNH SÁCH CỦA IMF
    1. Giới thiệu chung
    Năm 1997, châu Á thu hút gần một nửa tổng số vốn nước ngoài dành cho những nước đang phát triển. Các nền kinh tế Đông Nam Á có tỷ lệ lợi tức cao đặc biệt có sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm tỷ lệ hoàn vốn cao. Kết quả là nhiều nền kinh tế trong khu vực thu nhận được một lượng lớn "tiền nóng" (hot money) và kinh qua một thời kỳ giá tài sản tăng vọt mạnh mẽ. Cùng lúc, nhiều nền kinh tế khu vực như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines, Singapore và Hàn Quốc có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế khá ấn tượng, đạt được 8–12% tổng sản lượng nội địa (GDP) liên tục trong khoảng thời gian cuối thập niên kỷ 1980 và đầu thập niên kỷ 1990. Thành quả đạt được này đã được nhiều viện nghiên cứu kinh tế hoan nghênh, bao gồm cả Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (World Bank), và nó đuợc biết đến như một phần phép lạ của kinh tế Đông Nam Á.
    Thế nhưng chỉ trong vòng 2 năm, cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á; chính những “con hổ Đông Á” ấy là nạn nhân của cuộc khủng hoảng. Vậy điểu gì đã làm những “Con hổ Đông Á” trở thành những con hổ đầy thương tích như vậy.

    Ở đề tài của mình, chúng tôi sẽ trình bày những hiểu biết của mình về cuộc khủng châu Á 1997-1998 hay còn gọi là cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á. Bằng cách tìm hiểu những diễn biến đã xảy ra, dựa vào những luồn quan điểm khác nhau, chúng tôi tổng hợp và đi sâu phân tích một số nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng từ đó so sánh với những gì đã diễn ra ở Việt Nam cũng như rút ra những bài học cần thiết từ cuộc khủng hoảng này. Có thể nói, để phân tích những gì đã diễn ra vào năm 1997 – 1998 là có rất nhiều khía cạnh như vấn đề về thâm hụt cán cân thương mại, thu hút và quản lý vốn đầu tư, chính sách về tỉ giá hối đóai thế nhưng trong đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung vào xem xét 2 nguyên nhân làm cuộc khủng hoảng xảy ra và trở nên nghiệm trọng là về bất động sản và chính sách của IMF.
    2. Diễn biến cuộc khủng hoảng2.1 Tình hình tại Thái Lan và bối cảnh diễn ra cuộc khủng hoảng
    Trong giai đoạn 1980 – 1990 :
    - Thái Lan nổi lên như một nền kinh tế năng động nhất Châu Á. Từ 1985 đến 1995, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Lan đạt 8,5% hàng năm, mức độ lạm phát trung bình hàng năm 5%(so sánh trong cùng thời kì kinh tế Mỹ tăng trưởng 1,3% và lạm phát 3,2%). Tăng trưởng kinh tế rất nóng do sự bùng nổ đầu tư vào kinh doanh nhà xưởng, bất động sản, cơ sở hạ tầng du lịch.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...