Tiểu Luận Khủng bố quốc tế

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    MỤC LỤC . - 17 -


    MỞ ĐẦU . - 1 -


    MỞ ĐẦU . - 2 -


    A. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN . - 3 -


    I. Định nghĩa khủng bố . - 3 -


    II. Nguồn gốc và quá trình phát triển - 3 -


    B. CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ SAU CHIẾN TRANH LẠNH - 4 -


    I.Chủ nghĩa khủng bố sau Chiến tranh lạnh - 4 -


    II. Vì sao vấn đề khủng bố lại trở thành một vấn đề toàn cầu - 4 -


    C. NỖ LỰC CHỐNG KHỦNG BỐ CỦA CÁC NƯỚC - 6 -


    I. Định nghĩa về chống khủng bố - 6 -


    II. Nỗ lực chung của các nước - 6 -


    III. Nỗ lực chống khủng bố của Mỹ - 8 -


    1. Đĩnh nghĩa về khủng bố và chống khủng bố của Mỹ . - 8 -


    2. Lịch sử quá trình chống khủng bố của Mỹ - 8 -


    3. Các biện pháp mà Mỹ sử dụng trong cuộc chiến chống khủng bố - 9 -


    a. Ngoại giao - 9 -


    b. Ngăn chặn các nguồn viện trợ .- 10 -


    c. Tình báo .- 10 -


    d. Quân sự - 11 -


    4. Đánh giá cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ . - 12 -


    KẾT LUẬN . - 16 -


    MỞ ĐẦU
    Nhắc đến những vấn đề toàn cầu, có thể thấy một vấn nạn đang ngày càng trở nên
    nghiêm trọng, đó là tội phạm quốc tế, mà điển hình là chủ nghĩa khủng bố. Lịch sử phát triển
    cho thấy sụ tồn tại từ rất lâu của khủng bố và một thực trạng đáng ngạc nhiên: càng ngày, thế
    giới càng phải đau đầu và phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề này. Kể từ sau chiến tranh
    lạnh, cuộc chiến chống khủng bố mỗi ngày một gay gắt hơn, quyết liệt hơn. Thế giới đã thực
    hiện nhiều hành động và chương trình nh ằm tuyên chiến với chủ nghĩa khủng bố - mối đe doạ
    tới nền hoà bình của nhân loại. Sau nhiều năm nhìn lại, đã có nhiều câu hỏi được đặt ra cho
    cuộc chiến không ngừng nghỉ này.
    Trong phạm vi một bài tiểu luận, chúng tôi xin được nêu lên những khía cạnh về
    nguồn gốc và quá trình phát triển của chủ nghĩa khủng bố, tại sao nó lại trở thành một vấn đề
    toàn cầu.
    Tiếp theo, chúng tôi xin đưa ra những nỗ lực chống khủng bố của thế giới, và đặc biệt
    quan tâm đến Mỹ, lịch sử chống khủng bố của Mỹ, đánh giá các biện pháp mà Mỹ áp dụng để
    đưa ra lí giải cho câu hỏi:
    Liệu Mỹ có lợi dụng việc chống khủng bố để nhắm tới các mục đích khác, gây ảnh
    hưởng đến quan hệ quốc tế, đặc biệt là với các nước lớn không
    Hiệu quả đạt được có lấn át những hệ quả phát sinh như bất ổn, xung đột ở nhiều khu
    vực trên thế giới
    Liệu việc chống khủng bố của Mỹ có thách thức luật pháp quốc tế hay không?
    Cuối cùng, chúng tôi cũng xem xét đến sự chuyển giao giữa hai đời tổng thống để thấy
    được tương lai của cuộc chiến chưa có hồi kết này.
    Nhóm 10 _ Đề tài : Khủng bố Quốc tế
    - 3 -A. NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
    CỦA CHỦ NGHĨA KHỦNG BỐ
    I. Định nghĩa khủng bố
    Hiện nay trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa chính thức và thống nhất về khủng
    bố. Điều này bắt nguồn từ việc định nghĩa khủng bố còn tu ỳ thuộc vào người đưa ra định
    nghĩa đó v à n ó theo phương diện nào. Qua nghiên cứu, nhóm chúng tôi đã lựa chọn định
    nghĩa của một tổ chức toàn cầu mang tính khách quan và phổ biến hơn cả, đó là định nghĩa
    của Liên Hiệp Quốc đưa ra vào năm 1992:
    “Khủng bố là các phương pháp gây ra bất an bằng các hành động bạo lực được lặp đi
    lặp lại, thực hiện bởi các chủ thể nhà nước, tổ chức hay cá nhân bí mật (hoặc nửa bí mật) vì
    các lý do chính trị hay tội ác, bằng cách đó thì đối tượng trực tiếp của hành vi bạo lực không
    phải là đối tượng chính (trừ trường hợp ám sát).”
    Một câu hỏi được đặt ra là : tại sao việc định nghĩa về khủng bố lại khó khăn và có sự
    trái ngược trong nhiều phiên bản như vậy? Thứ nhất, khủng bố là một vấn đề phức tạp và có
    tầm ảnh hưởng bao trùm đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống từ chính trị, kinh tế, quan hệ
    quốc tế, xã hội . ảnh hưởng đến các quốc gia lớn, nhỏ .vì vậy nhận định khủng bố như thế
    nào còn tu ỳ thuộc vào con mắt chủ quan của người đưa ra định nghĩa, vào hệ tư tưởng và
    chính sách của quốc gia định nghĩa, cũng như trên các phương diện khác nhau như quốc
    phòng, luật pháp Điều đáng nói ở đây là các chính phủ khi đưa ra định nghĩa về khủng bố
    luôn nhằm mục tiêu phục vụ cho lợi ích lâu dài của quốc gia họ, là cơ sở để đảm bảo cho các
    hoạt động “chống khủng bố” về sau mà tiêu biểu là nước Mỹ. Trong phần sau của bài, chúng
    tôi sẽ đề cập sâu hơn tới việc chống khủng bố của Mỹ và việc Mỹ đưa ra những định nghĩa
    của riêng họ về khủng bố và chống khủng bố.
    II. Nguồn gốc và quá trình phát triển
    Sau khi tìm hiểu định nghĩa về khủng bố, một câu hỏi được đặt ra là khủng bố bắt
    nguồn từ khi nào. Khái niệm khủng bố xuất hiện sớm nhất trong lịch sử từ thời kỳ đại cách
    mạng Pháp cuối thể kỉ XVIII – khi giai cấp bị bóc lột có những hành động cực đoan để chống
    lại giai cấp thống trị. Cho đến cuối thế kỉ XIX, chủ nghĩa khủng bố diễn ra ngày càng mạnh ở
    các nước phát triển thuộc thế giới thứ ba – một hệ quả của chính sách thực dân mà các nước
    tư b ản thực hiện trên toàn cầu. Tuy nhiên phải đến thập kỉ 60 của thế kỉ XX mới xuất hiện
    “chủ nghĩa khủng bố quốc tế” có tổ chức trên phạm vi thế giới. Đây là giai đoạn bùng nổ các
    tổ chức khủng bố quốc tế – hệ quả của quá trình giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
    Các tổ chức vũ trang nảy sinh đặc biệt từ các quốc gia và khu vực có mâu thuẫn đan xen và
    phức tạp, tập kích vào quan chức và dân thường hòng đạt được các mục tiêu dân tộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...