Tài liệu Khúc Tuyến Khả Năng Sản Xuất Production Possibility Frontier

Thảo luận trong 'Kinh Tế Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tỷ Lệ Bất Biến
    Khan hiếm là một điều kiện tối ư quan trọng trong kinh tế học. Phần này sẽ trình bày điều
    quan trọng đó, qua ba trường hợp khác nhau: tỷ lệ bất biến, tỷ lệ giảm thiểu và tỷ lệ gia
    tăng.
    Ví như có môt thí sinh X, nếu không học bài thì không được điểm nào. Tỷ như học một
    tiếng, được 10 điểm; hai tiếng, 20 điểm; ba tiếng, được 30 điểm; và tiếp tục như thế cho
    đến mười tiếng, 100 điểm.
    Khác với ví dụ trước trong phần tỷ suất lợi nhuận, thí sinh này có tất cả là 10 giờ để học
    ôn cho hai môn: Toán và Ðịa. Thí sinh có thể không học toán, và để dành mười tiếng học
    địa. Như vậy, thí sinh sẽ được không (zero) điểm toán, và 100 điểm điạ. Có thể, thí sinh
    học toán một tiếng, học địa chín tiếng. Như vậy, thí sinh sẽ được 10 điểm toán, và 90
    điểm địa. Cứ tiếp tục phân giải, thí sinh đó có thể học toán mười tiếng, và không học địa.
    Như vậy, thí sinh có thể có 100 điểm toán, và không (zero) điểm điạ.
    10 giờ để học hai môn là một sự khan hiếm. Tỷ như không có sự khan hiếm này, thí sinh
    cần 20 tiếng để học hai môn, hầu được điểm xuất sắc cho hai môn. Tuy nhiên, vì có sự
    giới hạn thời gian là 10 giờ, thí sinh cần phải chọn lựa để biết nên làm cái gì -- để dành
    bao nhiêu tiếng cho mỗi môn học.
    Trong tỷ lệ bất biến của hai môn, số điểm cho mỗi môn học thay đổi theo thời gian học.
    Nhưng tổng số điểm thì giống nhau -- 100 điểm.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...