Luận Văn Khu vực mậu dịch tự do Asean_Trung Quốc và Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Ác Niệm, 24/12/11.

  1. Ác Niệm

    Ác Niệm New Member

    Bài viết:
    3,584
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Trong những năm 1990, tốc độ toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh
    tế đã nhanh chóng trở thành một hiện tượng gây ra sự lo ngại rộng rãi
    trong nền kinh tế thế giới. Đây là những đặc điểm quan trọng nhất của
    sự phát triển của xã hội loài người trong thế kỷ 20, một xu hướng không
    thể đảo ngược vào thế kỷ 21. Những đặc điểm này dẫn tới những mối
    quan hệ gần gũi hơn giữa tất cả các nước và khu vực cũng như sự phụ
    thuộc lẫn nhau và cạnh tranh lớn hơn trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, liệu
    một nước có thể duy trì được tăng trưởng kinh tế liên tục và lành mạnh
    hay không được quyết định bởi việc nước này có thể đối phó lại với xu
    hướng phát triển kinh tế thế giới đúng lúc và điều chỉnh hướng phát triển
    của mình.
    Trong bối cảnh sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng sâu sắc ở
    tầm khu vực và toàn cầu và việc các nước ASEAN đã gần thực hiện
    xong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), câu hỏi đặt ra là liệu
    ASEAN sẽ đi theo định hướng hội nhập khu vực nào sau AFTA. Trong
    khi đó, mối quan hệ hợp tác kinh tế ASEAN - Trung Quốc ngày càng
    phát triển, việc Trung Quốc gia nhập WTO, những gần gũi về địa lý và
    văn hoá giữa ASEAN và Trung Quốc, thì sự lựa chọn thiết lập một Khu vực mậu dịch tự do giữa ASEAN và Trung Quốc – ACFTA (ASEAN –
    China Free Trade Area) có thể là một câu trả lời về một trong những
    định hướng hợp tác phát triển kinh tế tiếp theo của ASEAN.
    Thật vậy, ASEAN và Trung Quốc là những nước đang phát triển
    và đang ở những giai đoạn phát triển kinh tế khác nhau song cùng đang
    phải đối mặt với những cơ hội và thách thức trong một thế giới đang
    thay đổi nhanh chóng. Việc thành lập một hiệp định thương mại tự do và
    tăng cường quan hệ song phương là một quyết định sáng suốt của hai
    bên trong quá trình theo đuổi những cơ hội phát triển mới. Trong bối
    cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và nhiều năm suy thoái của
    cường quốc kinh tế khu vực Nhật Bản, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
    - Trung Quốc sẽ đặc biệt có lợi đối với tiềm năng tăng trưởng kinh tế
    của hai bên. Hơn nữa, điều này sẽ tạo ra một cơ chế quan trọng nhằm
    bảo đảm sự ổn định kinh tế ở khu vực và cho phép ASEAN và Trung
    Quốc có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề thương mại quốc tế. Bên
    cạnh những cơ hội đó, việc thiết lập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN -
    Trung Quốc trong vòng 10 năm tới chắc chắn sẽ tạo ra nhiều thách thức
    lớn đối với các nước tham gia, đặc biệt đối với các thành viên mới của
    ASEAN trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những cơ hội và thách thức của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là
    một trong những vấn đề có tính thời sự và có ý nghĩa thiết thực trong bối
    cảnh hiện nay để có thể giúp các nước thành viên, nhất là Việt Nam, có
    thể chuẩn bị đầy đủ để tham gia có hiệu quả vào Khu vực mậu dịch tự
    do này.
    Do vậy, em mạnh dạn chọn đề tài "Khu vực mậu dịch tự do
    ASEAN - Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của
    Việt Nam” với mong muốn đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ những
    mảng sáng tối của bức tranh kinh tế các nước ASEAN nói chung và Việt
    Nam nói riêng trong bối cảnh một khu vực mậu dịch tự do được thiết lập
    giữa ASEAN và Trung Quốc, từ đó giúp Việt Nam hội nhập thành công
    vào khu vực này.
    Khoá luận sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu bao
    gồm phương pháp lý luận biện chứng, phương pháp nghiên cứu tài liệu,
    có sự tổng hợp, phân tích và so sánh, nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần
    nghiên cứu.
    Bố cục của khoá luận, ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài
    liệu tham khảo và Phụ lục, bao gồm 3 chương chính:
    Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc và một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam
    Đinh Thị Việt Thu - Anh 8, K38C, Đại học ngoại thương - 4 -
    Chương 1 phân tích những nhân tố thúc đẩy sự ra đời của Khu vực
    mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc và tóm tắt quá trình hình thành
    khu vực này, đồng thời khái quát hoá những nội dung cơ bản nhất của
    Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc
    (FAACCEC).
    Chương 2 đi sâu phân tích những cơ hội và thách thức nói chung
    của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với các nước
    thành viên.
    Chương 3 là chương cuối cùng, tập trung vào những tác động của
    Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc đối với Việt Nam, từ đó
    đưa ra một số kiến nghị để thúc đẩy sự hội nhập của Việt Nam vào Khu
    vực mậu dịch tự do này.
    MỤC LỤC
    Lời nói đầu 1
    Chương 1: Quá trình hình thành khu vực mậu dịch tự do ASEAN
    - Trung Quốc (ACFTA) 6
    1.1. Những nhân tố thúc đẩy sự hình thành ACFTA 6
    1.1.1. Sự phát triển mạnh mẽ của các khu vực mậu dịch tự do
    (FTA) trên toàn cầu 6
    1.1.2. Sức mạnh kinh tế mới của Trung Quốc và sự hấp dẫn của
    khu vực kinh tế năng động ASEAN. 20
    1.1.3. Những thành tựu hợp tác giữa ASEAN và Trung Quốc . 34
    1.2. Sự hình thành ACFTA . 54
    1.2.1. Các mốc thời gian chính . 54
    1.2.2. Nội dung cam kết . 61
    Chương 2: Tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung
    Quốc tới các quốc gia thành viên . 77
    2.1. Cơ hội . 77
    2.1.1. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn 77
    2.1.2. Tạo ra vị thế mới về chính trị trong các vòng thương lượng,
    đàm phán đa phương toàn cầu 105
    2.1.3. Tạo ra môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác . 110
    2.2. Thách thức . 114
    2.2.1. Loại hình tổ chức của ACFTA . 114
    2.2.2. Tình trạng phân hóa hai cực . 116
    2.2.3. Cạnh tranh 117
    2.2.4. Yếu tố chính trị 136
    Chương 3: Việt Nam và ACFTA . 147
    3.1. quan hệ hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc . 147
    3.1.1. Hợp tác chính trị, ngoại giao 148
    3.1.2. Hợp tác thương mại 149
    3.1.3. Hợp tác đầu tư 158
    3.2. Tác động của ACFTA đối với Việt Nam. 160
    3.2.1. Cơ hội đối với Việt Nam khi tham gia ACFTA . 160
    3.2.2. Thách thức đối với Việt Nam khi tham gia ACFTA 178
    3.3. Một số giải pháp thúc đẩy hội nhập của Việt Nam vào ACFTA188
    3.3.1. Chuyên môn hoá sản xuất và chế biến những mặt hàng xuất
    khẩu mà Việt Nam có năng lực cạnh tranh hơn so với Trung Quốc189
    3.3.2. Thúc đẩy cải cách kinh tế, tăng cường tự do hoá thương mại
    và xúc tiến đầu tư . 195
    3.3.3. Tăng cường công tác xúc tiến thương mại . 200
    3.3.4. Phát huy lợi thế về vị trí địa lý để nâng cao kim ngạch
    thương mại song phương, trở thành đầu cầu và cửa ngõ của Trung
    Quốc ở thị trường ASEAN . 205
    3.3.5. Tiến hành đàm phán với Trung Quốc để được hưởng các
    điều kiện ưu đãi hơn trong việc mở cửa thị trường và thực hiện
    nguyên tắc tối huệ quốc cũng như trong việc cung cấp hỗ trợ kinh
    tế kỹ thuật 209
    3.3.6. Thu hẹp khoảng cách phát triển giữa Việt Nam và các nước
    ASEAN khác . 211
    3.3.7. Tích cực hợp tác với với các nước trong khối ASEAN để đi
    đến nhất thể hoá thị trường khu vực nhằm cạnh tranh với thị
    trường Trung Quốc. . 215
    Kết luận . 223
     

    Các file đính kèm:

    • 2.pdf
      Kích thước:
      1.3 MB
      Xem:
      0
Đang tải...