Thạc Sĩ Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Më ®Çu


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong quá trình mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại thúc đẩy trao đổi buôn bán hàng hóa và dịch vụ, thu hút đầu tư trực tiếp từ các đối tác nước ngoài vào phát triển kinh tế quốc gia, đối với nước có điểm xuất phát từ một nền nông nghiệp lạc hậu đều thực hiện chương trình phát triển công nghiệp, thương mại tập trung vào một khu vực nhất định, thông qua xây dựng khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX), khu kinh tế (KKT) và khu thương mại tự do. Tùy theo điều kiện địa lý, kinh tế, xã hội của vùng, tình hình kinh tế chính trị thế giới và mối quan hệ với các nước liền kề trong từng thời kỳ, các mô hình trên được lựa chọn thích hợp.
    Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia và nhiều nước trong thời kỳ đầu phát triển có điều kiện kinh tế, xã hội tương đồng với Việt Nam, như: cơ sở hạ tầng còn kém, nguồn vốn hạn hẹp, trình độ lao động còn thấp . đã xây dựng khá thành công các KCN, KCX, KKT. Từ kinh nghiệm xây dựng các KKT, KCX, KCN, đặc biệt là xây dựng các KKTCK hỗn hợp sát biên giới các quốc gia láng giềng, không chỉ cách ly an toàn nền kinh tế non yếu mới khởi sắc của mình trước sức cạnh tranh mạnh từ các đối tác có tiềm lực khoa học - công nghệ, đồng thời còn lựa chọn được các luồng vốn và công nghệ phù hợp, từng bước phát triển kinh tế quốc gia và đuổi kịp các nước có nền kinh tế tiên tiến. Hơn nữa, việc tập trung buôn bán và trao đổi hàng hóa, dịch vụ cũng như phát triển công nghiệp vào một khu vực không chỉ tận dụng được lợi thế so sánh do các yếu tố lãnh thổ, tự nhiên mang lại, mà còn tránh được những tiêu cực về kinh tế, chính trị, xã hội du nhập vào ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của quốc gia.
    Ở Việt Nam, KKT, KCN, KCX ra đời cùng với chính sách đối mới và mở cửa do Đại hội lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết Hội nghị đại biểu giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994 đã nêu rõ: “Quy hoạch các vùng trước hết là các địa bàn trọng điểm, các KCX, KKT, KCN đặc biệt, KCN tập trung”. Tiếp theo, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII năm 1996 cũng chỉ rõ: “Hình thành các KCN tập trung (bao gồm cả KCX, KCN cao), tạo địa bàn thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới, phát triển mạng công nghiệp nông thôn và ven đô thị. Ở các thành phố, thị xã nâng cấp, cải tạo các cơ sở công nghiệp hiện có, đưa các cơ sở không có khả năng xử lý ô nhiễm ra ngoài thành phố, hạn chế việc xây dựng cơ sở công nghiệp mới xen lẫn với khu dân cư”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trưng ương Đảng khóa VIII cũng chỉ rõ phương hướng phát triển KCN trong thời gian tới là “phát triển từng bước và nâng cao hiệu quả các KCN”.
    Hưởng ứng chủ trương của Đảng và Chính phủ, lãnh đạo Đảng và chính quyền tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng đề án Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) Đồng Đăng - Lạng Sơn đã được Chính phủ ra quyết định phê duyệt: Quyết định 740/TTg 6/9/1997 và Quyết định 55/2008/QĐ-TTg phê duyệt xây dựng KKTCK Đồng Đăng - Lạng Sơn. Cho đến nay, tiến trình xây dựng và phát triển KKTCK này không chỉ được định hình mà đã phát triển hơn 10 năm, đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Để tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những giải pháp có ích nhằm giải quyết vấn đề kinh tế, xã hội cấp bách đó, tác giả chọn đề tài “Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn trong hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...