Báo Cáo Khu kinh tế Biển Miền Trung - Thực trạng và hướng phát triển

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) miền Trung là một trong bốn vùng KTTĐ của cả nước. Kể từ khi có quyết định thành lập các vùng kinh tế trọng điểm năm 1998, vai trò của các vùng kinh tế trọng điểm nói chung và vùng KTTĐ miền Trung nói riêng đã được khẳng định. Đây là một vùng kinh tế năng động với những điều kiện thuận lợi, đặc biệt trong chương trình khai thác kinh tế biển hiện nay. Cùng với các vùng khác trong cả nước, vùng KTTĐ miền Trung đã ngày càng khẳng định được vai trò đầu tàu của mình trong tiến trình phát triển kinh tế chung của cả nước và khu vực.
    Việc đẩy nhanh hơn nữa phát triển các vùng KTTĐ trong tình hình phát triển như hiện nay là một đòi hỏi có tính khoa học. Khai thác vùng biển của các vùng KTTĐ, đặc biệt là vùng KTTĐ miền Trung là một trong những hướng phát triển có hiệu quả. Tuy nhiên, đây là vấn đề có liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực nên cần có một cơ chế chính sách thông thoáng và phương thức điều hành hiệu quả mới mong thu được những kết quả như mong muốn.
    Quá trình thành lập các Khu kinh tế ven biển vùng KTTĐ miền Trung
    Nước ta là một quốc gia có biển lớn trong vùng biển Đông, lại chứa đựng nhiều nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, với trữ lượng, quy mô thuộc loại khá, cho phép phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng. Duyên hải miền Trung, trong đó có vùng KTTĐ miền Trung, có điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển như cảng biển, công nghiệp đóng tàu, khai thác thủy, hải sản, du lịch, v.v . Để tập trung khai thác tốt nhất các nguồn lợi biển cần tập trung lực lượng, tổ chức khai thác hiện đại trên địa bàn tập trung như các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế.
    Nhận thức rõ vai trò quan trọng của kinh tế biển, từ lâu Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất quan tâm đến xây dựng các địa bàn nhằm phát triển kinh tế biển, vùng ven biển và hải đảo. Ngày 09/12/1994 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 658/TTg về việc chọn địa bàn từ Liên Chiểu (Quảng Nam -Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi) là vùng kinh tế trọng điểm miền Trung thời kỳ 1996-2000. Do thực tiễn đòi hỏi, đến ngày 29/11/1997 Thủ tướng Chính phủ lại ban hành Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg hình thành vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh, thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định với mục tiêu đây sẽ là một trong những vùng phát triển năng động của cả nước với ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển gắn với công nghiệp và dịch vụ. Để đạt được mục tiêu đó, việc hình thành các khu kinh tế ven biển là một chủ trương đúng đắn.
    Để thống nhất cơ sở pháp lý cho việc hình thành các khu kinh tế ven biển trong cả nước, ngày 23/9/2008 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1353/QĐ-TTg phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”. Theo đề án này cả nước có 15 khu kinh tế được xây dựng theo từng giai đoạn cụ thể: đến năm 2010 sẽ xây dựng 13 khu và tiếp tục đến năm 2020 sẽ xây dựng toàn bộ với cơ chế, chính sách cơ bản áp dụng theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ.
    Hiện trạng các khu kinh tế ven biển trong vùng KTTĐ miền Trung
    Vùng KTTĐ miền Trung có diện tích 27.953,2km2 (năm 2009), dân số năm 2009 có 6,1 triệu người, gồm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Thành phố Đà Nẵng, các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Về diện tích vùng KTTĐ miền Trung chiếm 8,4% cả nước và 30,7% so với các vùng KTTĐ. Về dân số năm 2009 toàn vùng chiếm 7,09% dân số cả nước và 13,9% so với các vùng KTTĐ. Đây là vùng có mật độ dân số thấp nhất trong tất cả các vùng KTTĐ. Vùng KTTĐ miền Trung có điều kiện về đất, điều kiện tự nhiên, khá thuận lợi để phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung. Đây là khu vực có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh quốc phòng của cả nước, tiểu vùng sông Mê Kông và Châu á - Thái Bình Dương.
    Hiện tại, vùng KTTĐ miền Trung có 4 khu kinh tế ven biển gồm Lăng Cô - Chân Mây (Thừa Thiên Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi), Nhơn Hội (Bình Định). Cụ thể:
    Khu kinh tế Chân Mây -Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập theo Quyết định số 26/QĐ-TTg ngày 06/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ với 5 phân khu thực hiện các chức năng chính gồm: khu phi thuế quan, khu công nghiệp, khu đô thị, khu du lịch và khu cảng. Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô là một trong 15 khu kinh tế của cả nước hoạt động theo mô hình Khu kinh tế tổng hợp với cơ chế chính sách mở, được vận hành bởi khung pháp lý riêng với môi trường đầu tư, phát triển sản xuất, kinh doanh thuận lợi và bình đẳng, được áp dụng nhiều chính sách ưu đãi đặc biệt, ổn định lâu dài và một số ưu đãi khác phù hợp với mô hình các khu kinh tế trong khu vực. Đến tháng 7 năm 2010, khu kinh tế này đã thu hút 35 dự án đầu tư với tổng nguồn vốn đăng ký 2,1 tỷ USD. Trong số đó có 10 dự án nước ngoài với tổng vốn đăng ký là 1,35 tỉ USD, 25 dự án trong nước với tổng số vốn đăng ký là 10.418,9 tỷ đồng. Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô đã phát triển đúng hướng và đã đóng góp lớn cho sự phát triển của tỉnh và vùng.
    Khu Kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam là khu kinh tế ven biển đầu tiên được thành lập theo Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg ngày 5/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ. Qua 7 năm xây dựng và phát triển, khu kinh tế mở Chu Lai đã xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu về cảng biển, sân bay phục vụ cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, cho khu kinh tế Dung Quất và khu vực. Hạ tầng khu kinh tế, đặc biệt là hạ tầng một số khu công nghiệp đã từng bước được hoàn thiện, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư sản xuất, kinh doanh. Hiện nay, có 52 dự án được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1 triệu USD, đã có 32 dự án hoạt động, 12 dự án đang xây dựng, 8 dự án đang hoàn thành thủ tục xây dựng. Theo báo cáo của tỉnh thì năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp của khu đạt khoảng trên 1.000 tỷ đồng, chiếm 14% giá trị công nghiệp của tỉnh Quảng Nam; tổng thu ngân sách khoảng trên 750 tỷ đồng, chiếm khoảng 35% ngân sách tỉnh Quảng Nam. Đã giải quyết việc làm ổn định cho trên 8.500 lao động.
    Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi được quy hoạch là Khu kinh tế tổng hợp theo Quyết định 50/2005/QĐ-TTg ngày 21/3/2005. Đây là khu liên hợp lọc hoá dầu đầu tiên của Việt Nam, đồng thời là nơi tập trung các nhà máy công nghiệp nặng quy mô lớn khác. Với tính chất này, Dung Quất là điểm động lực trong chiến lược phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung và là khu vực kinh tế lớn thứ 3 của Việt Nam. Đến cuối năm 2009, khu kinh tế Dung Quất đã thu hút vốn đầu tư trên 10,3 tỷ USD, với gần 140 dự án. Trong số đó có 12 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với vốn đăng ký 3,42 tỷ USD. Khu kinh tế đã chấp thuận đầu tư 28 dự án với tổng vốn đăng ký 43.230 tỷ (2,7 tỷ USD). Đã có 51 dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho trên 12.000 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ của khu kinh tế Dung Quất ước đạt trên 6.500 tỷ đồng, chiếm 67% giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 140 triệu USD. Kể từ năm 2006, khu kinh tế Dung Quất đã góp phần lớn đưa tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh tăng cao và trở thành thành viên của “Câu lạc bộ 1.000 tỷ”. Sự phát triển của khu kinh tế Dung Quất đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...