Chuyên Đề Khu du lịch làng quê sông nước

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU 1. ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI:Theo tổ chức du lịch thế giới UNWTO, nền công nghiệp du lịch ngày càng phát triển bất chấp các sự kiện chiến tranh, khủng bố, thiên tai. Điều này là hệ quả tất yếu của sự phát triển về thương mại, kinh tế, công nghệ và quá trình nhất thể hoá hội nhập của nền kinh tế thế giới. Cách đây khoảng 10 năm, tỷ trọng nền kinh tế du lịch chỉ chiếm 10% trong toàn bộ nền kinh tế thì nay con số này đã vượt 17%. Khách du lịch được phân chia thành 2 luồng chính: luồng khách du lịch thương gia và luồng khách du lịch phi kinh tế (nghĩ ngơi, văn hoá, lễ hội, mua sắm .). Tuy nhiên những năm gần đây, các cuộc chiến tranh khủng bố
    cũng như thiên tai đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành du lịch nước ta cũng như trên thế giới. Do vậy phát triển du lịch một cách bền vững là xu hướng được
    mọi quốc gia quan tâm.
    2. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH VIỆT NAMTheo ý kiến của ngài Jean Bergercau: Đất nước Việt Nam rất giàu tiềm năng phát triển các loại hình du lịch khác nhau, từ du lịch thương gia (do nền kinh tế phát triển rất năng động ) đến du lịch đại chúng và đặc biệt ở Việt Nam được thiên nhiên vô cùng ưu đãi tạo ra những bãi biển và những khu nghỉ mát có cảnh quan và khí hậu tuyệt hảo. Việt Nam cũng là một quốc gia có nhiều di tích văn hoá lịch sử. Việt Nam cũng có một nền văn hoá lâu đời nhiều màu sắc phong phú và đa dạng. Do vậy Việt Nam có thể thu hút được nhiều loại khách du lịch khác nhau t ừ khách du lịch thương gia đến khách du lịch nghĩ dưỡng, shopping, du lịch mạo hiểm, du lịch khảo cứu, du lịch văn hoá Để các loại hình du lịch này phát huy hết tác dụng của mình và loại hình này không triệt tiêu loại hình kia thì nghành du lịch Việt Nam phải tiến hành qui hoạch cho từng vùng, từng khu du lịch cụ thể.


    Ngài Maximo Molinary Kiến trúc sư người Italya rất có kinh nghiệm về kiến trúc qui hoạch cũng đưa ra lời khuyến cáo rằng: Sự phát triển du lịch Việt Nam không nên tách rời truyền thống văn hoá cả về mặt kiến trúc lẫn phong tục, tập quán. Đây là một thế mạnh mà không phải quốc gia nào cũng có như Việt Nam.
    3. TIỀM NĂNG DU LỊCH KHU VỰC MIỀN TRUNG Tiềm năng du lịch khu vực Miền Trung, bao gồm các khu vực phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, cố ðô Huế - di sản văn hoá thế giới, động Phong Nha - Kẻ Bàng - di sản thiên nhiên thế giới, thành phố Đà Nẵng, khu Non Nước, Lăng Cô, Cảnh Dương, Bạch Mã, Thành cổ Quảng trị, Dung Quất, Phú Ninh, Nha Trang Điều đó sẽ tạo ngay cho những nhà hoạt định chiến lược phát triển du lịch tại khu vực này một nhận thức rất rõ nét về chính sách qui hoạch đầu tư và phát triển du lịch Miền Trung. Cụ thể các loại hình du lịch như: văn hoá, khảo cổ nghiên cứu, nghĩ dưỡng, du lịch xanh, mạo hiểm, du lịch biển . sẽ là những sản phẩm nồng cốt của sự phát triển trong du lịch trong khu vực các loại hình du lịch : shopping, vui chơi giải trí, hội nghị . chỉ là những sản phẩm có tính chất phụ trợ. tất cả các chuyên gia nghiên cứu du lịch đều có chung một nhận xét rằng: Hiện nay tại khu vực miền Trung Việt Nam, nghành du lịch Việt Nam và các địa phương vẫn dựa vào những tặng phẩm của lịch sử và tự nhiên, chứ chưa có đầu tư qui mô để khai thác tốt được các thế mạnh này. Khu vực Đà Nẵng - Hội An tuy đã có quan tâm nhất định về bảo tồn và gìn giữ văn hoá truyền thống trong từng dự án đầu tư, song việc đầu tư vẫn thiếu tính quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch tổng thể nên chưa tạo được những mối liên hoàn giữa các dự án và các sản phẩm du lịch.




    4. NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẦU TƯ:
    4. 1. Cơ sở pháp lý:
    a. Chỉ thị 46/CT-TW của BCHTW Đảng”Về lãnh đạo đổi mới và phát triển du lịch trong tình hình mới”
    b. Nghị quyết số45/CP ngay22/06/1993 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới quản lý phát triển nghành du lịch.
    c. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng Sản Việt Nam.
    d. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt ngày 24/05/1999.
    d. Chỉ thị số 32/CT/TTg, ngày 23/09/1998 của Thủ tướng Chính phủ về công tắc quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010.
    e. Chiến lược phát triển du lịchViệt Nam giai đoạn 2001-2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 22/07/2002.
    f. Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2002-2005 của Tổng cục Du lịch.
    g. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Nam thời kỳ 1999-2010”.
    h. Đề án”Phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2015”.
    k. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thị xã Hội An 1995-2010.
    i. Nghị quyết số 18/2001/NQ-HĐ ngày 27/12/2001, nghị quyết chuyên đề về phát triển du lịch Hội An từ 2005-2010.

    4. 2. QUAN ĐIỂM VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI:
    Loại hình du lịch sinh thái về thực chất là loại hình có quy mô không lớn, nhưng có tác dụng hoà nhập với môi trường tự nhiên ở điểm du lịch, khu du lịch và nền văn hoá ở đó. Chính loại hình du lịch này cũng là một loại hình thức du lịch bền vững mà hiện nay Tổ chức Du Lịch thế giới đã khẳng định đối với các hoạt động du lịch nhằm vừa đáp ứng các nhu cầu hiện đại của du khách đến tham quan, nghĩ dưỡng. v. v đồng thời chú trọng việc tôn trọng nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên du lịch để có điều kiện phát triển hoạt động của du lịch trong tương lai.
    Loại hinh du lịch sinh thái có nhiệm vụ:
    -Bảo tồn tài nguyên của môi trường tự nhiên.
    -Bảo đảo đối với du khách về các đặc điểm của môi trường tự nhiên mà họ đang chiêm ngưỡng.
    -Thu hút tích cực sự tham gia của cộng đồng người dân bản địa trong việc quản lý bảo vệ và phát triển du lịch đang triển khai thực hiện trong điểm du lịch, khu du lịch. v. v

    4. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI:
    Quy hoạch, thiết kế khu du lịch làng quê sông nước đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách du lịch, đồng thời phải phù hợp với cảnh quan xung quanh, gìn giữ môi trường theo tiêu chí khu du lịch sinh thái, phát triển bền vững phù hợp với quy hoạch tổng thể của Du lịch Hội An đến năm 2010.

    4. 4 SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ:

    Theo dự báo của các chuyên gia du lịch, trong những năm tới Du lịch sinh thái sẽ được các công ty lữ hành và các nhà điều hành tour du lịc quan tâm hàng đầu. Loại hình du lịch này không những gìn giữ môi trường, bảo tồn các bản sắc văn hoá mà còn tạo công ăn việc làm, giúp địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế bền vững hiện nay.

    Cẩm Thanh ở phía Đông Nam Thị xã Hội An, được bao bọc bởi các nhánh sông Đế võng, Sông Đình, và hạ vực song Thu Bồn, hình thành nên hệ thống song ngòi chằng chịt, hệ sinh thái vùng ngập mặn của sông ven biển rất phù hợp với cây dừa nước tạo thành thảm xanh phong phú. Khí hậu thuận hoà nhờ có Rừng dừa Bảy mẩu và hàng chục hecta rừng trồng, hệ cồn nổi nhấp nhô giữa các nhánh sông, tất cả tạo nên khung cảnh nên thơ hữu tình.
    Mặt khác, Cẩm Thanh có truyền thống lịch sử lâu đời, có truyền thống anh hung cách mạng, nơi đây ghi dấu nhiều chứng tích lịch sử có giá trị.

    Cẩm Thanh là khu vực phát triển trông lúa và thuỷ sản. Do vậy cảnh quan tự nhiên của một vùng quê yên tĩnh vẫn được giữ gìn, tạo cho Cẩm Thanh một sắc thái riêng khá hấp dẫn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để tổ chức loại hình du lịch sinh thái, làng quê sông nước.

    Khu du lịch được quy hoạch hợp lý sẽ là một nơi dừng chân lý tưởng của du khách, từng bước đưa du khách hoà vào một không gian làng quê thân thiện, giúp du khách hiểu hơn các truyền thống, các giá trị văn hoá tại địa phương. Đồng thời tạo điều kiện để người dân địa phương có cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập bảo tồn các hệ động thực vật và tài nguyên du lịch tự nhiên tại nơi mình đang sống; góp phần phát triển du lịch Cẩm Thanh cũng như du lịch Hội An ngày càng phát triển.

    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN THẾ GIỚI
    2. MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH VIỆT NAM
    3. TIỀM NĂNG DU LỊCH KHU VỰC MIỀN TRUNG
    4. NHỮNG CƠ SỞ PHÁP LÝ, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐẦU TƯ
    4. 1. Cơ sở pháp lý
    4. 2. QUAN ĐIỂM VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH SINH THÁI
    4. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
    4. 4 SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
    PHẦN I
    GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CẨM THANH
    I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHÍ HẬU
    1.1 Vị trí địa lý Cẩm Thanh
    1.2 Khí hậu
    II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
    2.1 Dân số, lao động, cơ cấu ngành nghề
    2.2 Hiện trạng Cơ sở hạ tầng
    2.3 Tài nguyên du lịch Cẩm Thanh
    2.4 Vai trò và vị trí Cẩm Thanh đối với du lịch Hội An


    PHẦN THỨ II
    DỰ BÁO PHÁT TRIỂN DU LỊCH HỘI AN
    I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 1.1 Khách du lịch
    1.2 Doanh thu du lịch
    1.3 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hỗ trợ phát triển du lịch Hội An
    II NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DU LỊCH HỘI AN
    2.1 Những cơ hội thuận lợi
    2.2 Những khó khăn và thách thức
    III DỰ BÁO VỀ DU LỊCH HỘI AN ĐẾN 2015
    3.1 Dự báo về khách du lịch
    3.2 Dự báo về nhu cầu khách sạn
    PH ẦN III
    NỘI DUNG ĐỒ ÁN
    I. QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH LÀNG QUÊ SÔNG NƯỚC
    1. 1 Quan điểm
    1. 2 Phương hướng
    1.3 Mục tiêu phát triển du lịch Làng quê sông nước
    II GIẢI PHÁP HẠ TẦNG KỸ THUẬT
    2. 1 Quy hoạch chiều cao
    2. 2 Giao thông
    2. 3 Thoát nước
    2. 4 Cấp nước
    2. 5 Cấp điện
    2. 6 Y tế
    2. 7 Cây xanh
    2. 8 Phòng cháy chữa cháy
    2. 9 Giải pháp bảo vệ môi trường
    III. PHÂN TÍCH VỊ TRÍ CHO ĐẤT XÂY DỰNG
    IV. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
    V . ĐỀ XUẤT Ý TƯỞNG ĐỂ CÓ MỘT THIÊN ĐƯỜNG DU LỊCH LÀNG QUÊ SÔNG NƯỚC
    5.1 Về lợi dụng địa hình
    5.2 Về phương tiện đi lại
    5.3 Về kiến trúc và vật liệu
    PHẦN IV
    THUYÊT MINH TÓM TẮT KHU DU LỊCH SINH THÁI BIỂN LÀNG QUÊ SÔNG NƯỚC
    I.CÁC CHỈ TIÊU DIỆN TÍCH THIẾT KẾ
    II. PHÂN TÍCH VỊ TRÍ NỘI DUNG PHÂN KHU CHỨC NĂNG
    2.1 VỊ TRÍ NHÀ ĐÓN TIẾP TRUNG TÂM VÀ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH
    2.2 VỊ TRÍ KHU VĂN HÓA
    2.3 KHU ẨM THỰC
    2.4 VỊ TRÍ KHỐI KHÁCH SẠN VÀ HỒ BƠI TRUNG TÂM
    2.5 KHU BIỆT THỰ CAO CẤP
    2.10 KHU BUNGALOW
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...