Luận Văn Khu di tích lịch sử đền Hùng

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khu di tích lịch sử đền Hùng


    LỜI MỞ ĐẦU

    Như ông cha thường nói: “sông có nguồn, cây có cội, con người có tổ có tông”. Từ bao đời nay, trong tâm niệm của người Việt giỗ tổ Hùng Vương là thiêng liêng, cao cả không thể lãng quên:
    “Dù ai đi gần về xa
    Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười
    Dù ai đi ngược về xuôi
    Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
    Khắp miền truyền mãi câu ca
    Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.
    Câu ca dao đậm đà tình nghĩa ấy đã đi sâu vào lòng người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong sâu thẳm tâm thức của mỗi người dân đất Việt từ miền ngược đến miền xuôi, từ miền Nam ra miền Bắc, đều có ý thức tìm về cội nguồn của dân tộc. Hàng ngàn năm nay, truyền thống Giỗ Tổ Hùng Vương tưởng nhớ cha Rồng, mẹ Tiên và 18 đời vua Hùng đã trở thành biểu tượng văn hoá tâm linh, tín ngưỡng, điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng dân tộc Việt Nam, là nơi để đồng bào cả nước và Kiều bào ta ở nước ngoài có điều kiện thắp những nén nhang bày tỏ lòng thành kính của mình trước anh linh của các vị Vua Hùng.
    Trong chuyến đi thực tập xuyên Việt, hành trình từ thành phố Hồ Chí Minh về Hà Nội và điểm cuối cùng dừng chân là đền Hùng. Chúng tôi thực sự cảm thấy xúc động về bề dầy lịch sử của dân tộc ta, tự hào khi mang trong mình dòng máu con cháu Lạc Hồng và dâng lên một niềm xao xuyến bâng khuâng với những cảm xúc khó tả khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên nơi đây. Những lớp sương bồng bềnh như dải lụa trắng mềm mại, thanh khiết trải ngang dãy núi, rừng cây làm cho khung cảnh Đền Hùng trở nên kỳ ảo như giữa cõi Bồng lai.
    Chính tại vùng đất Tổ thiêng liêng này Bác đã để lại cho chúng ta và muôn đời con cháu mai sau một lời dặn dò cô đúc: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", lời căn dặn của Bác chứa đựng một sự hàm ơn sâu sắc đối với người đã có công "khai quốc", làm sáng ngời truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, đồng thời khẳng định việc giữ gìn giang sơn gấm vóc của cha ông để lại, giữ gìn nền độc lập, tự do mà hàng ngàn năm qua dân tộc ta đã không tiếc máu xương để bảo vệ là trách nhiệm của mọi người Việt Nam.
    Khu di tích lịch sử đền Hùng là nơi thờ các vị vua hùng đã có công dựng nước – tổ tiên của dân tộc Việt Nam, trải qua bao biến thiên của lịch sử, nơi đây đã hội tụ văn hóa tâm linh, tín ngưỡng phong tục, thể hiện tình cảm ghi nhớ công ơn của các vua Hùng và tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc. Nhằm góp phần hiểu sâu sắc về quê cha đất tổ - cội nguồn dân tộc, chúng tôi quyết định chọn khu di tích lịch sử đền Hùng để viết bài báo cáo thực tập.
    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    1. Đại Việt Sử Kí Toàn Thư, Nxb Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, 1972, T.1.
    2. Phạm Bá Khiêm, Khu Di Tích Lịch Sử Và Rừng Quốc Gia Đền Hùng, 2008,Nxb sở văn hóa thông tin Phú Thọ, 2008.
    3. Ngô Văn Phú, Hùng Vương và lễ hội Đền Hùng, Nxb Hội nhà văn, 1996.
    4. Trần Quốc Vượng, Văn Hóa Việt Nam Tìm Tòi Và Suy Ngẫm, Nxb Văn học hà nội.
    5. Trần Văn Giàu, Giá Trị Tinh Thần Truyền Thống Của Dân Tộc Việt Nam, Nxb tp HCM, 1993.
    6. Vũ Kiêm Liên, Giới Thiệu Khu Di Tích Lịch Sử Đền Hùng, sở văn hóa thông tin Vĩnh Phú, 1990.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...