Tiểu Luận Khu di tích chùa hương

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    KHU DI TÍCH CHÙA HƯƠNG
    Lời mở đầu


    Lễ hội Chùa Hương được tổ chức bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng Giêng tới cuối tháng Ba Âm lịch hàng năm.
    Sự hình thành chùa Hương gắn liền với truyền thuyết công chúa Diệu Thiên - tục gọi là bà Chúa Ba. Theo truyền thuyết này, vào đầu thế kỷ đầu tiên đã có công chúa Diệu Thiện, ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm đã đến đây tu hành và đắc đạo. Phật sử kể lại rằng: Ngài giáng sinh vào ngày 19 tháng Hai âm lịch. Phật tử Việt Nam đã lấy ngày đó là ngày Khánh đản.


    Người phát hiện ra khu Phật tích này đầu tiên là ba vị Hòa thượng thời vua Lê Thánh Tông thế kỉ XVI, nhưng phải đến niên hiệu Chính Hòa năm thứ 7 (1687) khi Hòa thượng Trần Đạo Viên Quang về đây tái thiết thiên Trù mới bắt đầu có lễ Khánh đản Phật bà Quan Âm vào ngày 19 tháng hai âm lịch hàng năm. Đến năm Bính Thân niên hiệu Thành thái năm thứ 8 (1896) mới chính thức mở hội lớn vào cả tháng Hai Âm lịch.
    Ngày nay, trong mỗi dịp mở hội đã có gần triệu khách thập phương về đây trẩy hội. Dự kiến con số này sẽ còn tăng thêm trong những năm tới.


    Dịch vụ phục vụ du khách trọ qua đêm vẫn hết sức giản đơn. hệ thống hạ tầng cơ sở nơi đây gần như là thiếu thốn tuyệt đối. Các nhà nghỉ hay khách sạn cho thuê không hề có. Nơi nghỉ đêm của du khách chỉ vẻn vẹn một tấm chiếu được trải trên các sập phản bằng gỗ xếp dọc từ đầu quán đi vào trong. Có thêm một chăn và một cái màn để ngủ. Còn lại mọi đồ dùng khác du khách tự túc hết.
    Phật giáo Hương Sơn là một dòng văn hóa độc đáo góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam.


    Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ I, đầu thế kỷ XV mới cực thịnh vào triều Lý. Thế nhưng người ta đã nói tới dấu tích Phật Quán Thế Âm từ đầu thế kỷ đầu tiên. Điều đó chứng tỏ nguồn gốc phật giáo ở khu vực Hương Sơn đã có từ rất sớm trong đời sống nhân dân.


    Tổng quát, du khách luôn nhận thấy gần như ở chùa nào cũng lấy Phật bà Quán Thế Âm làm thờ chính. Điều đó có mối quan hệ gắn bó với truyền thuyết Bà Chúa Ba. Như vậy, tượng phật nữ được coi là có nhiều nhất và mang nhiều giá trị tâm linh nhất tạo nên quần thể di tích Hương Sơn.


    Nhìn tổng thể, khu thắng cảnh Hương Sơn có ba cụm: cụm chùa Hương tích, khu vực chùa Thanh Sơn, Long Vân và khu vực chùa Bảo Đài. Trong đó khu du lịch Hương Tích được coi là nơi chính yếu thu hút du khách. Cảnh trí ở đây đẹp tựa cõi tiên Phật.


    Cảnh thiên nhiên “Kỳ sơn Tú Thủy” là nét đặc trưng nơi đây. Nó đã góp phần hết sức quan trọng vào việc khẳng định giá trị bền vững muôn đời của khu thắng cảnh Hương Sơn.


    Du khách tới thăm Chùa Hương đại khái xếp vào hai loại: ngắm cảnh và cầu may. Những người dân tới đây phần lớn vì nhu cầu tình cảm. Họ đặt niềm tin, hi vọng ở cửa Phật. Họ cầu mong đức Mẫu Chúa Bà che chở, giải oan và ban phát sự may mắn,tiền tài tấn lộc. Sách Non Nước cũng có thống kê rằng Phật đạo ở Việt Nam chủ yếu thiên về tình cảm.


    Vệ sinh môi trường ở khu du lịch Chùa Hương được quán xuyến triệt để. Du khách có thể bắt gặp ngay dọc suối Yến những tấm biển yêu cầu bảo vệ và giữ gìn môi sinh. Và ngay trong các cửa hàng, các lối lên xuống động, chùa đều có loa phát thanh nhắc nhở du khách có ý thức giữ gìn môi sinh của chùa.


    Dịch vụ phục vụ du khách trọ qua đêm vẫn hết sức giản đơn. hệ thống hạ tầng cơ sở nơi đây gần như là thiếu thốn tuyệt đối. Các nhà nghỉ hay khách sạn cho thuê không hề có. Nơi nghỉ đêm của du khách chỉ vẻn vẹn một tấm chiếu được trải trên các sập phản bằng gỗ xếp dọc từ đầu quán đi vào trong. Có thêm một chăn và một cái màn để ngủ. Còn lại mọi đồ dùng khác du khách tự túc hết.


    Phật giáo Hương Sơn là một dòng văn hóa độc đáo góp phần làm phong phú đời sống văn hóa tâm linh của người dân Việt Nam.


    Chỉ có đến Chùa Hương du khách mới cảm nhận hết giá trị cả về phương diện tâm linh và phương diện văn hóa.


    Theo cảm nhận riêng, thắng cảnh Chùa Hương thật xứng đáng là địa điểm lí tưởng để du khách đặt chân tới du ngoạn. Cùng một lúc nó đáp ứng một cách hoàn hảo nhiều nhu cầu thiết yếu nhất của con người. Theo xu hướng hiện đại thì vị trí, giá trị của thắng cảnh Chùa Hương sẽ ngày càng tăng. Do đó, việc thường xuyên quảng bá hình ảnh Chùa Hương là một điều hết sức cần thiết. Việc quảng bá sẽ giúp Chùa Hương tận dụng tối đa tiềm năng vốn có của mình.


    Chùa Hương” - sức hấp dẫn nằm ngay trong cái tên của nó. Khách thập phương, người chưa đi thì mong mỏi được đi và người đi rồi lại càng muốn đi nữa.
     
Đang tải...