Luận Văn Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khu công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại việt nam

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Sự cần thiết của đề tài:
    Việc thành lập những khu vực tập trung trên cơ sở tạo ra những điều kiện, yếu tố thuận lợi về pháp lý và kỹ thuật hạ tầng trên một địa bàn hạn chế phù hợp với khả năng về tài chính, quản lý là một sách lược đúng đắn mà nhiều nước trên thế giới theo đuổi nhằm phát huy tối đa những lợi thế so sánh để thu hút vốn, khuyến khích sản xuất và các dịch vụ sản xuất, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá phục vụ xuất khẩu và thị trường trong nước.
    Có thể nói, từ sau khi chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, mô hình kinh tế này đã được nhiều nước áp dụng và thực sự được coi là một trong những công cụ có hiệu quả thực hiện chiến lược công nghiệp hoá và tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Thành công của một số nước, đặc biệt là các nước công nghiệp mới châu Á cho thấy mô hình này đã trở thành những thực thể kinh tế năng động nhất, phản ánh những biện pháp kinh tế đặc biệt nhằm tăng cường xu thế hội nhập và tham gia mạnh mẽ vào quá trình phân công lao động quốc tế, đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế trong nước.
    Học tập một cách sáng tạo kinh nghiệm của các nước đi trước, đầu thập niên 90 - sau gần 5 năm thi hành chính sách đổi mới và mở cửa, Đảng và Chính phủ ta đã xây dựng và thực hiện chủ trương phát triển KCN-KCX nhằm phát huy hơn nữa thế mạnh của lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong hơn 10 năm qua, các KCN – KCX được thành lập đã bước đầu phát huy tác dụng tích cực trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đóng góp đáng kể vaò tiến trình phát triển kinh tế.
    Tuy nhiên, trong những năm cuối cùng của thế kỷ XX, tình hình kinh tế-chính trị trên thế giới và khu vực có nhiều biến động sâu sắc, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra từ giữa năm 1997. Việt Nam cũng như nhiều nước khác trong khu vực không tránh khỏi những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng nền kinh tế. Các công ty của các nước trong khu vực vốn là những nhà đầu tư quan trọng của Việt Nam đã gặp phải khó khăn về tài chính và hậu quả trực tiếp là dòng đầu tư FDI đổ vào Việt Nam đã bị chững lại. Mặc dù trong năm 2000 - 2001 đã cho thấy những dấu hiệu khởi sắc chung của sự phục hồi nền kinh tế khu vực nhưng riêng đối với Việt Nam, chúng ta đã để mất nhiều lợi thế so với một số nước trong khu vực. Thêm vào đó, những thủ tục hành chính rườm rà và nhất là những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng đã cản trở rất nhiều dự án FDI. Một số dự án đã bị ngưng trệ nhiều năm. Cũng chính những khó khăn này đã khiến cho các nhà đầu tư có xu hướng tập trung vào các KCN-KCX là nơi đã có sẵn các cơ sở hạ tầng cần thiết như điện, nước, đường giao thông Và do đó, FDI vốn là một nội dung hoạt động quan trọng nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của các khu, nay càng trở nên quan trọng hơn trong hoàn cảnh đầu tư trong nước còn hạn hẹp, nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài đổ vào Việt Nam không còn sôi động như những năm trước. Để đóng góp vào công tác nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, luận văn này với đề tài “Khu Công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam” sẽ phần nào giải đáp câu hỏi đang được nhiều người quan tâm: làm thế nào để thu hút ngày càng mạnh mẽ đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN-KCX đã được thành lập?

    2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn:
    Cho đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả trong nước cũng như nước ngoài về vấn đề tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Riêng nghiên cứu về KCN và KCX chưa có nhiều tài liệu được công bố. Đầu những năm 90 khi Việt Nam bắt đầu phát triển mô hình KCX đã rộ lên nhiều bài viết về các KCX, trong đó có nhiều tài liệu dịch tham khảo của một số nhóm chuyên gia của các Viện nghiên cứu như Viện Kinh tế Đối ngoại, Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ KH-ĐT). Đây chủ yếu là những công trình dịch thuật mang tính chất thông tin, giới thiệu kinh nghiệm về các KCN-KCX nước ngoài. Đáng chú ý hiện nay có một tạp chí chuyên ngành do Bộ Kế hoạch Đầu tư xuất bản hàng tháng nhan đề “Khu công nghiệp Việt Nam”, chuyên cung cấp những thông tin thời sự cập nhật về hoạt động của các khu công nghiệp trong cả nước. Trong số các công trình nghiên cứu sự phát triển của các KCN, KCX Việt Nam, nổi bật là Luận án Tiến sỹ năm 1994 “Một số vấn đề về phát triển và quản lý nhà nước đối với KCX ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Trình. Trong thời gian qua, tình hình hoạt động và phát triển các KCN-KCX có rất nhiều biến đổi cả về chất và lượng đòi hỏi công tác nghiên cứu, đánh giá cũng phải được đổi mới kịp thời.

    3. Mục đích nghiên cứu của luận văn:
    - Luận giải sự cần thiết phải xây dựng và phát triển các KCN – KCX nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài;
    - Đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các KCN – KCX
    - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN – KCX, coi đây là một trong những biện pháp chủ yếu góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam.

    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    Luận văn không phân tích hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung và cũng không đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại một vài khu công nghiệp, khu chế xuất cụ thể, mà xem xét đánh giá hoạt động này một cách tổng thể trên toàn bộ hệ thống các KCN – KCX của Việt Nam.
    Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu giai đoạn mười năm trở lại đây kể từ 1991 là năm khu chế xuất đầu tiên được thành lập đến thời điểm hiện tại.

    5. Phương pháp nghiên cứu:
    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu vấn đề. Ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: trừu tượng hoá khoa học, phương pháp kết hợp phân tích với tổng hợp, phương pháp thống kê so sánh, dự báo và phân tích thực chứng

    6. Những đóng góp khoa học của luận văn:
    - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về KCN – KCX.
    - Phân tích một vài kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển và quản lý nhà nước đối với các KCN - KCX
    - Đánh giá khái quát toàn bộ các KCN – KCX tại Việt Nam, phân tích thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các KCN – KCX, chỉ ra những thành công, hạn chế vànhững vấn đề đặt ra cho việc thu hút FDI vào các KCN – KCX ở Việt Nam.
    - Đề xuất ra một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN – KCX trong những năm tới.

    7. Kết cấu của luận văn:
    Tên luận văn: “Khu Công nghiệp, khu chế xuất với việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam”.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục – luận văn được kết cấu thành ba chương:
    - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển các khu công nghiệp – khu chế xuất nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
    - Chương 2: Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp – khu chế xuất ở Việt Nam giai đoạn 1991-2001
    - Chương 3: Định hướng cơ bản và một số giải pháp phát triển khu công nghiệp – khu chế xuất nhằm góp phần đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU Trang 8
    CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP – KHU CHẾ XUẤT NHẰM THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

    1.1. Khái niệm về KCN-KCX: 14
    1.1.1 Khu chế xuất: 14
    1.1.2 Khu công nghiệp: 19
    1.2. Những đặc trưng cơ bản của các KCN-KCX 21
    1.3. Vai trò của khu KCN-KCX trong việc thu hút FDI: 28
    1.4. Một số kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển KCN-KCX nhằm thu hút FDI: 32
    1.4.1. Kinh nghiệm quy hoạch, lựa chọn địa điểm xây dựng và phát triển các KCN-KCX: 32
    1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng chính sách quản lý nhà nước đối với các KCN-KCX: 35
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KCN-KCX Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 – 2001
    2.1. Tổng quan về KCN-KCX Việt Nam: 40
    2.1.1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển: 40
    2.1.2. Thực trạng các KCN-KCX Việt Nam: 47
    2.1.2.1 Các loại hình KCN-KCX ở Việt Nam: 47
    2.1.2.2 Tình hình phân bố và quy mô các KCN-KCX: 48
    2.1.2.3 Môi trường pháp lý và những ưu đãi dành cho KCN-KCX Việt Nam: 52
    2.2. Tình hình thu hút FDI các KCN-KCX Việt Nam: 62
    2.2.1 Bức tranh chung về thu hút đầu tư vào KCN-KCX Việt Nam: 62
    2.2.2 Tình hình thu hút dự án và vốn FDI vào các KCN-KCX: 65
    2.2.3 Tình hình thu hút FDI vào KCN-KCX theo địa phương: 67
    2.2.4 Tình hình thu hút FDI vào KCN-KCX theo lĩnh vực đầu tư: 71
    2.2.5 Tình hình cho thuê lại đất tại các KCN-KCX: 72
    2.3. Những đánh giá chung về tình hình thu hút FDI vào các KCN-KCX những năm qua: 75
    2.3.1 Những thành công cơ bản ban đầu: 75


    2.3.1.1 Các KCN-KCX đóng góp một phần quan trọng trong giá trị sản lượng công nghiệp và tổngkim ngạch xuất khẩu: 76
    2.3.1.2 Tạo việc làm và bảo vệ môi trường: 77
    2.3.1.3 Tạo môi trường đầu tư thông thoáng và thúc đẩy phát triển của khu vực xung quanh KCN-KCX: 78
    2.3.2 Những hạn chế cơ bản và những vấn đề đặt ra cho việc thu hút nguồn vốn FDI của các KCN-KCX Việt Nam hiện nay: 80
    2.3.2.1 Chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật các KCN-KCX Việt Nam quá cao so với các nước trong khu vực: 80
    2.3.2.2 Một trong những khó khăn lớn nhất đặt ra cho các KCN-KCX Việt Nam hiện nay là thiếu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng: 82
    2.3.2.3 Một số yếu tố hạn chế khác: 84
    CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG CƠ BẢN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KCN-KCX NHẰM GÓP PHẦN ĐẨY MẠNH THU HÚT FDI
    3.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và những định hướng cơ bản cho việc phát triển KCN-KCX: 90
    3.1.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô - những cơ hội và thách thức 90
    3.1.2. Định hướng cơ bản cho việc hoàn thiện và khai thác hiệu quả các KCN-KCX Việt Nam 91
    3.2. Một số giải pháp cơ bản hoàn thiện các KCN-KCX nhằm tăng cường thu hút FDI: 96
    3.2.1. Hoàn thiện chính sách kinh doanh cơ sở hạ tầng các KCN-KCX 96
    3.2.2. Hoàn thiện chính sách về quyền sử dụng đất 101
    3.2.3. Kết hợp chặt chẽ, đồng bộ việc phát triển các KCN-KCX với việc hoàn thiện công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng kỹ thuật khu vực. 104

    3.2.4. Xây dựng và phát triển các KCN-KCX phải kết hợp chặt chẽ với việc triển khai các chính sách phát triển hạ tầng xã hội: 106
    3.2.5. Tăng cường công tác vận động và xúc tiến đầu tư nước ngoài: 111
    3.2.6 Đổi mới và hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý Nhà nước về KCN-KCX: 116
    KẾT LUẬN
    PHỤ LỤC
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
     
Đang tải...