Tiểu Luận Khổng tử và hồ chí minh Những tương đồng và khác biệt trong tư tưởng đạo đức &quot

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    KHỔNG TỬ VÀ HỒ CHÍ MINH: NHỮNG TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC
    BIỆT TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC
    TRẦN NGỌC ÁNH (*)
    Bài viết so sánh một cách trực diện quan điểm đạo đức của Khổng Tử và Hồ Chí
    Minh ở một số vấn đề cụ thể. Theo tác giả, tư tưởng đạo đức Nho giáo do Khổng
    Tử sáng lập là một trong những nguồn gốc của tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và
    do đó, những tương đồng trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh
    là tất yếu. Song, do thời đại lịch sử và vai trò lịch sử khác nhau, việc tồn tại
    những khác biệt trong tư tưởng đạo đức giữa Khổng Tử và Hồ Chí Minh cũng là
    tất yếu.
    1. Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, Khổng Tử là một trong những nhà tư tưởng
    lớn. Học thuyết của Khổng Tử chủ yếu là về chính trị, đạo đức. Nét đặc sắc và
    nổi bật trong tư tưởng Khổng Tử là ông đã “đạo đức hóa chính trị” và qua đó,
    làm cho chính trị ít nhiều mang “bộ mặt văn hóa”. Từ Khổng Tử trở đi, đường
    lối chính trị dựa trên sức mạnh đạo đức - đường lối chính trị nhân nghĩa (vương
    đạo) - dần nổi lên và trở thành đường lối trị nước độc tôn trong suốt chiều dài
    lịch sử chế độ phong kiến ở một số nước Á Đông. Cũng từ trường học của
    Khổng Tử, nhiều khái niệm đạo đức đã xuất hiện và trở thành những giá trị đạo
    đức phổ quát, đi vào đời sống xã hội và được xã hội trân trọng, đề cao.
    Trong lịch sử thế giới hiện đại, Hồ Chí Minh không chỉ là một lãnh tụ cách
    mạng kiệt xuất, mà còn là một nhà tư tưởng quan tâm sâu sắc đến vấn đề đạo
    đức. Trước Hồ Chí Minh, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã xây dựng
    lý luận khoa học về đạo đức, nhưng chưa có điều kiện bàn nhiều về đạo đức của
    những người cách mạng. Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,
    Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực đạo đức, nhất là đạo đức cách
    mạng. Tư tưởng đạo đức của Người bao quát mọi đối tượng, đề cập đến mọi
    lĩnh vực hoạt động của con người và trên mọi quan hệ xã hội với phạm vi rộng,
    hẹp khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề mà Hồ Chí Minh quan tâm nhiều nhất chính là
    tư cách đạo đức của người cách mạng, là phẩm chất đạo đức cách mạng của
    người cán bộ, đảng viên. Tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
    có một vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam.
    Rõ ràng, với khoảng cách hơn hai nghìn năm lịch sử, sự khác biệt khá lớn giữa
    Khổng Tử và Hồ Chí Minh là tất yếu. Mặc dù vậy, theo chúng tôi, giữa hai nhà
    tư tưởng đạo đức này, không phải là không có những điểm tương đồng nhất
    định. Đương nhiên, đây chỉ là sự so sánh mang tính tương đối.
    2. Trước hết là về một số tương đồng trong tư tưởng đạo đức giữa Khổ
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...