Tài liệu Khổng Tử và cuộc mưu cầu hạnh phúc nhân sinh

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khổng Tử là một trong vài nhân vật đã ảnh hưởng sâu xa đến lịch sử nhân loại bằng bản lĩnh nhân cách, tài năng trí tuệ, và những thành tựu cá nhân. Chúng ta không thể nào giải thích cặn kẽ được sự xuất hiện của các nhân vật như thế, nhưng nhờ xem xét các hoàn cảnh sinh bình của họ, ít nhất ta cũng có thể hiểu thêm về họ.


    Dù nỗ lực nhưng chúng ta vẫn thấy khó hiểu được Khổng Tử, vì biết bao truyền thuyết về ông đã tích lũy qua nhiều thế kỷ khiến ta rất khó thấy được sự thật. Các thêm thắt tô điểm này phát xuất từ hai động cơ khác biệt. Một mặt, những kẻ trung thành với Khổng Tử bấy lâu vẫn hằng mong xưng tán ông và vì thế đã thực hiện những điều sùng tín, như tạo ra một gia phả đầy thêm thắt, cho rằng tổ tiên xa xôi của ông cũng là hoàng tộc. Mặt khác, những kẻ mà quyền lợi của họ bị nhà tư tưởng cách mạng họ Khổng đe dọa đã tìm cách và đã thành công phần nào vô hiệu hóa những tấn công của ông vào đặc quyền đặc lợi của họ bằng cách xuyên tạc và diễn giải sai lạc những lời nói của ông. Vì thế, công việc an toàn duy nhất của ta là gạt bỏ những truyền thuyết thêm thắt về cuộc đời và tư tưởng của ông, và ta chỉ tin vào những bằng chứng mộc mạc hơn, có thể thu thập từ các văn bản được chứng minh là cổ xưa và khả tín.


    Khổng Tử sinh năm 551 tcn tại nước Lỗ, một nước nhỏ tọa lạc tại nơi mà ngày nay được gọi là tỉnh Sơn Đông. Không ai rõ về tổ tiên của ông, nhưng dường như ông bà tổ tiên của ông cũng có người thuộc hàng quý tộc. Tuy nhiên ông tự thuật rằng ông đã trải qua một tuổi thơ nghèo khổ: «Thuở bé ta chịu cảnh nghèo, nên phải làm việc hạ tiện.» Ông đã phải bươn chải mưu sinh, không câu nệ những việc hèn hạ. Nhờ thế mà ông có thể học tập được, nhưng có lẽ phần lớn là tự học.


    Những kinh nghiệm gian lao của tuổi thơ đã giúp ông nhận chân nỗi thống khổ của dân nghèo và ông bắt đầu suy tư sâu sắc về nó. Ông nhận thấy cái thế giới mà ông đang sống đang phân rã ghê gớm và vì thế rất cần có những đổi thay quyết liệt. Ông thường có dịp tiếp cận với thường dân cũng như giới quý tộc. Ông đánh giá thấp hầu hết giới quý tộc. Đó là những kẻ no cơm rửng mỡ chẳng có gì để làm. So với giới cờ bạc, họ còn tệ hơn nữa, vì ít ra giới cờ bạc cũng có việc để làm. Thực ra giới quý tộc ấy có nhàn rỗi mãi đâu. Họ luôn dụng tâm biến cải cuộc sống của họ đã xa xỉ lại càng xa xỉ hơn, một cuộc sống xa hoa dật lạc có được từ những sưu thuế và mồ hôi lao động của nhân dân. Còn hơn thế, giới quý tộc thường gây chinh chiến. Tại Trung Quốc – có lẽ ở các quốc gia khác cũng thế – giới quý tộc đều xuất thân từ quân phiệt. Thoạt đầu, giới quân phiệt này đã thực thi chức năng hữu ích của họ là bảo vệ xã hội. Nhưng với tư cách là một giai cấp, họ đã đi quá xa giới hạn, và đã cướp bóc nhân dân, thậm chí còn cướp bóc lẫn nhau nữa. Đa số giới họ đều thấy rằng chính cái nghệ thuật chinh chiến ấy mới là nghề nghiệp duy nhất mà sĩ phu phải đặc biệt lưu tâm. Và họ nhạo báng bất cứ ai – kể cả những kẻ chung giai cấp với họ – luôn mơ tưởng một chính quyền hoàn hảo và qui củ.
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      32.9 KB
      Xem:
      0
Đang tải...