Tài liệu Không gian văn hoá Tây Đô (Một số biến đổi từ sau khi trở thành Tây Đô)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Không gian văn hoá Tây Đô
    (Một số biến đổi từ sau khi trở thành Tây Đô)


    Tóm tắt. Tây Đô (Vĩnh Lộc,Thanh Hoá) là vùng đất có vị thế đặc biệt quan trọng xét cả về góc độ địa-chính trị và địa-quân sự. Đây là nơi chuyển tiếp từ miền núi xuống đồng bằng có kiến tạo địa chất phức tạp, đan xen các dạng địa hình đồng bằng, vùng đồi và núi đá. Từ xa xưa Tây Đô đã là địa bàn sinh tụ của nhiều tộc người khác nhau.
    Đặc điểm phong phú về điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái, đa dạng về cư dân đã có tác động không nhỏ đến phương thức sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và tạo nên những đặc trưng văn hoá của các cộng đồng cư dân vùng đất Tây Đô. Vị thế vùng đất này là cơ sở lý giải vì sao Hồ Quý Ly quyết định chọn làm nơi xây dựng kinh đô mới (thành Tây Đô).
    Từ sau quyết định xây dựng thành Tây Đô (1397), dời đô từ Thăng Long về Thanh Hoá của Hồ Quý Ly, vùng đất Tây Đô đã trở thành một trung tâm chính trị-quân sự của cả nước. Tuy chỉ tồn tại với tư cách là một kinh đô của đất nước trong những năm cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, nhưng vùng đất này đã chịu tác động không nhỏ của vị thế chính trị. Sự kiện này, một mặt khẳng định vị thế đặc biệt quan trọng của Tây Đô, nhưng mặt khác đã tạo điều kiện cho Vĩnh Lộc, các vùng lân cận và cả vùng đất Thanh Hóa nói chung có những bước phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hoá không chỉ trong thời kỳ vùng đất này là kinh đô mà còn tiếp tục ảnh hưởng trong các giai đoạn sau này.
    Trong số các di sản nhà Hồ để lại, thành Tây Đô là một công trình kiến trúc kỳ vĩ và có giá trị về nhiều mặt. Nét đặc sắc của toà thành không chỉ ở quy mô đồ sộ, kiến trúc kiên cố mà còn vì tính độc đáo về kỹ thuật xây dựng và mức độ tinh xảo. Xung quanh toà thành có rất nhiều điều bí ẩn mà cho đến nay nhiều kiến giải còn đang để ngỏ.
    Nghiên cứu không gian văn hoá Tây Đô cho thấy dấu ấn của một trung tâm chính trị-quân sự vẫn còn in đậm trên vùng đất Tây Đô. Để hiểu rõ thêm về đặc trưng văn hoá Tây Đô cần phải nghiên cứu sâu hơn không gian văn hoá vùng đất này không chỉ là nền tảng nhận thức đặc trưng của một vùng đất mà còn là tấm gương phản ánh dấu ấn lịch sử, truyền thống văn hoá của khu vực đó.







    Mặc dù thành Tây Đô chỉ tồn tại với tư cách kinh đô trong thời gian ngắn, nhưng sự kiện quan trọng này đã có tác động nhiều mặt đến địa phương. Sau khi nhà Hồ thất bại, thành Tây Đô vẫn tiếp tục được sử dụng trong các giai


    đoạn lịch sử tiếp theo. Nghiên cứu vùng đất Tây Đô như một không gian văn hoá trong quan hệ tương tác với thành Tây Đô cả về không gian và thời gian sẽ góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề của lịch sử Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa nói riêng, nhất là gần đây, theo ý kiến của một số chuyên gia, Tây Đô không chỉ là một công trình kiến trúc đặc sắc của Việt Nam mà còn được

    đánh giá là một trong những toà thành đá đẹp và lớn nhất Đông Nam Á. Việc nghiên cứu toàn diện Tây Đô, đặc biệt là những biến đổi của vùng đất này từ sau khi Hồ Quý Ly xây dựng thành Tây Đô (cuối thế kỷ XIV) sẽ góp phần xây dựng cơ sở khoa học cho việc đánh giá tổng hợp giá trị của di sản văn hoá độc đáo này.






    1. Khái quát về vùng đất Tây Đô


    Tây Đô (huyện Vĩnh Lộc) là vùng đất ở phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá: giáp huyện Hà Trung về phía Đông; huyện Cẩm Thuỷ về phía Tây; huyện Yên Định về phía Nam và huyện Thạch Thành về phía Bắc.
    Đây là vùng đất cổ từng có con người sinh sống qua các thời đại. Quá trình khai phá đất đai và lập làng diễn ra từ nhiều thế kỷ từ trước khi vùng đất này trở thành kinh đô. Dấu vết văn hoá Sơn Vi được phát hiện ở đây đã khẳng định vùng đất Tây Đô là địa bàn hoạt động của người nguyên thuỷ. Cùng với quá trình di dân, định cư, khai phá đất đai và sự hình thành nên các cánh đồng bãi được bồi đắp phù sa là sự hình thành làng xã.
    Thời kỳ dựng nước đây là vùng đất thuộc
    Bộ Cửu Chân. Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc, tuy có sự thay đổi về tên gọi cũng như địa giới hành chính vùng đất này vẫn thuộc quận Cửu Chân. Đến thời Ngô - Đinh - Tiền Lê thuộc về huyện Nhật Nam của Châu Ái. Thời Lý, Tây Đô cũng như các vùng đất thuộc Thanh Hóa do tổng trấn Lý Thường Kiệt cai quản. Đến thời Trần, vùng đất này trở thành một huyện riêng (huyện Vĩnh Ninh thuộc trấn Thanh Đô) là thái ấp điền trang của dòng họ Lê Phụ Trần.
    Quyết định xây thành, dời đô (cuối thế kỷ
    XIV) đã tạo ta một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của vùng đất Tây Đô. Từ huyện Vĩnh Ninh vùng đất này đã trở thành kinh đô (Tây Đô).
    Nằm trong khu vực chuyển tiếp từ vùng
    xuống đồng bằng, vùng đất Tây Đô có đủ các dạng địa hình, vừa có núi đá vôi, núi thấp, đồi, có sông suối lại xen kẽ cả đồng bằng. Từ xa xưa vùng đất này là nơi hội tụ của nhiều luồng cư

    dân và là nơi diễn ra quá trình giao thoa của những truyền thống văn hoá khác nhau. Trong các thành phần cư dân ở vùng đất Tây Đô, ngoài người Kinh có tỷ lệ cao nhất, còn có người Mường và người Chăm. Người Kinh có nguồn gốc bản địa, địa bàn cư trú của người Mường là vùng đất thuộc huyện Thạch Thành và Cẩm Thuỷ. Người Chăm chủ yếu là tù binh và nghệ nhân, hoặc vũ nữ bị đưa về đây sau các cuộc chiến tranh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...