Tiểu Luận Không gian trong tiểu thuyết Miếng da lừa của Balzac

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    KHÔNG GIAN TRONG TIỂU THUYẾT "MIẾNG DA LỪA" CỦA BALZAC
    Lời mở đầu


    Tiểu thuyết “Miếng da lừa“ (La Peau de Chagrin _1830 ) giữ một vị trí đặc biệt trong bộ “Tấn trò đời“ (La Comédie Humaine) của văn hào Balzac. Tác phẩm là hiện thân sinh động của sự khái quát triết lý về tấn tuồng nhân loại với ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đồng thời đánh dấu nhiệt hứng của một tài năng đã tiếp thu được những hình thức xác định, từ đó dòng thép quý sẽ chảy ra để tạo ra những hợp kim khác đưa lại cho sự nghiệp sáng tác của ông một sự bền vững chắc chắn. Truyện sử dụng phương thức kỳ ảo như là một phương thức nghệ thuật để chiếm lĩnh và khám phá cuộc sống. Yếu tố kỳ ảo chi phối hầu hết các yếu tố tổ chức tác phẩm , trong đó có không gian truyện.


    Trong văn học, không gian nghệ thuật có những nét đặc thù. So với hội hoạ, điêu khắc thì văn học vấp phải nhiều khó khăn trong việc tái hiện đồng thời tương quan của các sự vật trong không gian. Letxinh đã từng chỉ ra chỗ yếu đó của văn học “những gì mad con mắt nắm bắt được tức khắc thì nhà thơ phải trình bày cho chúng ta chậm rãi, theo từng bộ phận, và thường kết quả là, khi cẩm thụ bộ phân sau thì chúng ra đã quên mất bộ phận trước, ở đây sự đối chiếu các vật thể trong không gian đã vấp phải tính liên tục của lời nói trong thời gian. Nhưng bù lại, văn học có khả năng tái hiện không gian trong tính vận động và không gian mang tính quan niệm của con người“. Với chất liệu ngôn từ, nhà văn có thể dễ dàng chuyển từ không gian này tới không gian khác mà không gây nên sự hụt hẫng giãn cách trong tâm trí người đọc. Trong hiện thực, không gian, thời gian, vận động là hình thức tồn tại của vật chất, trong nghệ thuật không gian là hình thức tồn tại của hình tượng, Nó thâm nhập vào hình tượng và bộc lộ tính tư tưởng của hình tượng. Việc chiếm lĩnh và tái tạo không gian trong văn học không chỉ là hoạt động tái hiện thế giới, mà còn là hoạt động biểu hiện tư tưởng, tình cảm của con người.


    Đối với Balzac, không gian không phải là một bối cảnh nên thơ cho các hành động thơ mộng, mà là một môi trường ở đó hoạt động diễn ra , hành động tiếp xúc với hàng nghìn mối quan hệ. Không gian luôn bắt nguồn từ không gian hiện thực , nơi câu chuyện diễn ra. Thường các nhân vật của Balzac xuất hiện trong hai không gian cơ bản “không gian công cộng như sòng bạc , quán ăn, nhà thờ ". Ở đó nhân vật không bao giờ hoà mình được với khối người đang nhốn nhác, mà luôn trong tình trạng bị cô lập hoá. Kiểu không gian thứ hai là gia đình nhân vật cũng trong tình trạng cô đơn, hầu như mất đi khả năng giao tiếp thông thường. Các kiểu không gian này góp phần vào cách nhìn của tác giả về nhân vật, chi phối cách tả, cách kể, khi dàn chuyện. Nhân vật chính trong tác phẩm này được miêu tả, khắc hoạ ở cả hai chiều không gian như vậy.


    Raphaen de Valentin, thuộc tầng lớp quý tộc sa sút, tài hoa, có nghị lực nhưng mắc vào vòng ăn chơi , đua đòi, đến mức phải đi tự vẫn. Trên đường đi kết thức cuộc đời mình, Raphaen được lão già bán đồ cổ cho “miếng da lừa“ có sức mạnh huyền bí. Nhờ pháp thuật của miếng da, anh ra trở nên giàu có, nhưng mỗi lần ước nguyện của anh ta được hoàn thành thì miếng da co lại một ít. Cho đến khi ước muốn cuối cùng được thực hiện xong thì anh ta chết , miếng da cũng tiêu biến. Từ câu chuyện cuộc đời nhân vật Raphaen, tác giả đặt ra một vấn đề có tính triết luận giữa các ước muốn và có thể , giữa khát khao và hành động.


    Truyện diễn ra vào “tháng 10, năm ngoái“ tức là gần trùng với thời điểm hiện tại. Không gian là tại Paris. Điều đó làm cho câu chuyện gần với đời thường. Nhân vật được “ném” ngay vào không gian của sòng bạc , với thảm, sàn nhà mòn vẹt, bẩn thou, các bức tường phủ một tấm giấy bang nhờn, cao ngang đầu người, các ghế độn rơm xuềnh xoàng. Râphaen bứơc vào với một “điều khủng khiếp bí mật nào đó, nét mặt của anh đượm một cái duyên u ám, con mắt nhìn biểu lộ những cố gắng vô hiệu của hàng nghìn mối hy vọng không thành”. Đó là lúc anh ta quyết định ném đồng bạc cuối cùng xuống chiếu bạc, mong thay đổi được hoàn cảnh hiện tại. Kiểu không gian khai truyện trực tiếp này mang đặc trưng rất riêng của Balzac và cũng là kiểu khai truyện nói chung của Tấn trò đời. Trên cơ sở một không gian , thời gian cụ thể , kiểu khai truyện này thực hiện chức năng văn bản hoá về mặt xã hội và xác lập trường nhìn trần thuật cũng như mặc định đối tượng trần thuật. Nó đưa độc giả vào môi trường xã hội cụ thể, cho thấy khuôn mặt ban đầu của nhân vật. Trong không gian nhốn nháo , xô bồ , bon chen đó , cố gắng cuối cùng của Raphaen đã tan biến. Anh ta mất tất cả , tuyệt vọng, đường cùng dẫn đến quyết định ra cầu sông Sein tự vẫn. Thời gian diễn ra trong vài tiếng đồng hồ, không gian là không gian công cộng, là những con đường ồn ào nhưng trống vắng. Giữa không gian và thời gian không khớp nhau. Thời gian tỏ ra quá thừa mà con đường dẫn đến nơi tự tử lại quá ngắn. Điều đó như muốn kéo dài thời khắc Raphaen kết thúc cuộc đời. Bước chân đưa anh ta tới gian hàng bán đồ cổ và tại đây anh ta đã được trao cho “Miếng da lừa“ huyền bí.


    Có thể nói, không gian trong tiểu thuyết của Balzac vừa mang tính chất cổ điển, vừa mang tính chất hiện đại. Cổ điện ở tính biệt lập đơn lẻ, hiện đại bởi nó gắn với cái kỳ ảo , nhưng là cái kỳ ảo của đời thường, của Pari, thành thị. Như vậy sự sáng tạo của Balzac đã vượt qua thời gian, không chỉ dừng lại ở thời đại ông mà còn vươn tới tương lai. Qua câu chuyện về “Miếng da lừa“, Balzac đã taí hiện lại không gian của cả nước Pháp thế kỷ 19. Đó là nước Pháp với những con người đầy dục vọng, đam mê. Đam mê ấy gắn chặt với đồng tiền, với quyền lực_đó là động lực kịch tính của Tấn trò đời. Tác phẩm đánh dấu sự trưởng thành , phá cách về nghệ thuật viết cảu Balzac. Từ Balzac trở đi, tất cả những tác phẩm có tính chất tiểu thuyết đều sẽ viết theo cách của ông, đôi khi còn để trang đua với dự định đồ sộ của ông, hoặc chống lại khỏi ảnh hưởng của Balzac. ”Thế kỷ 19 đa phần là một phát minh của Balzac“ là một lời ngợi ca xứng đáng cho văn hào này.
     
Đang tải...