Tiểu Luận Không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC





    Trang

    Lời cảm ơn 1
    A. Phần mở đầu 2
    I. lý do chọn đề tài 2
    II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứư 3
    III. Lịch sử vấn đề 4
    IV. Nhiệm vụ nghiên cứư 6
    V. Phương pháp nghiên cứư 6
    VI. Điểm mới của đề tài 7
    VII. Cấu trúc của đề tài 7
    B. Phần nội dung 8
    Chương I: Con đường thơ Tố Hữu 8
    I. Tác giả Tố Hữu 8
    1. Tiểu sử 8
    2. Con người 9
    II. Con đường thơ 9
    Chương II: Không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu 12
    I. Không gian nghệ thuật 12
    1. Khái niệm không gian nghệ thuật 12
    2. Các dạng thức không gian nghệ thuật trong văn học 13
    II. Không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu 16
    1. Không gian con đường 16
    2. Không gian đối lập 20
    3. Không gian đời thường 24
    4. Không gian vũ trụ 28
    Chương III: Thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu 37
    I. Thời gian nghệ thuật 37
    1. Khái niệm thời gian nghệ thuật 37
    2. Các hình thức thời gian nghệ thuật trong văn học 38
    II. Thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu 41
    1. Thời gian lịch sử 42
    2. Thời gian hướng đến tương lai 48
    3. Thời gian mùa xuân và mùa thu 51
    Phần kết luận 58
    Tài liệu tham khảo 60
















    A. PHẦN MỞ ĐẦU



    I. Lý do chọn đề tài


    Lịch sử dân tộc ta đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ trường kỳ vô cùng ác liệt. Chính trong những năm tháng kháng chiến vẻ vang ấy đã xuất hiện lớp lớp con người anh hùng, vô tận những tấm gương sáng ngời của những con người Việt Nam cần cù và anh dũng. Việt Nam- Đất nước, con người đã trở thành một niềm thiết tha yêu dấu, đã trở thành một đề tài cao đẹp cho sáng tác của các nghệ sỹ đang bước đi theo Đảng, theo Bác. Kháng chiến tuy có lâu dài và vất vả nhưng rất nhiều nhà thơ của ta đã lên đường cùng xông xáo với quần chúng, tiến bước trong lửa khói, làm thơ để phục vụ cách mạng. Trong số những nhà thơ ấy, Tố Hữu là một người tiêu biểu. Ông đã theo sát cuộc kháng chiến, bước sát nơi tiền tuyến, đi sâu vào hậu phương, có mặt khắp mọi nơi làm thơ về đề tài kháng
    chiến.


    Tố Hữu là nhà thơ xuất sắc và tiêu biểu của thơ ca cách mạng. Là sản phẩm của cuộc đấu tranh cách mạng, đồng thời là người giữ vai trò tuyên truyền, cổ động, truyền lệnh của cách mạng, thơ Tố Hữu đã có sức cảm hóa, chinh phục rộng rãi đông đảo quần chúng nhân dân trong một thời kỳ mấy mươi năm. Với vị trí và sức mạnh của mình, thơ Tố Hữu đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến những đặc điểm và xu hướng vận động của nền thơ ca cách mạng trong giai đoạn 1945-1975.
    Tố Hữu là nhà thơ cách mạng xuất sắc nhất của nền văn học cách mạng trong thời đại mới suốt nửa thế kỷ. Thơ Tố Hữu đã hiện diện trong đời sống cách mạng và đời sống văn học của dân tộc ta như một hiện tượng tinh thần có sức hút và cổ vũ lớn lao với hàng triệu người. Đó là sự thành công và niềm vinh dự mà không nhiều nhà thơ đạt được. Chính vì lẽ đó thơ Tố Hữu luôn là đề tài hấp dẫn cho nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Là một sinh viên lớp Văn - Sử trường Cao đẳng sư phạm, tôi nhận thấy nghiên cứu thơ Tố Hữu là một đề tài khơi gợi tinh húng thú trong khám phá. Tuy nhiên, trong khuôn khổ cho phép, tôi chỉ có điều kiện tìm hiểu



    một khía cạnh thi pháp, đó là thi pháp Không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu. Vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ ông là một vấn đề lớn. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp cho chúng ta thấy được vai trò và ý nghĩa to lớn của thi pháp không gian, thời gian trong mối liên hệ với nội dung của các tác phẩm thơ Tố Hữu. Đồng thời thấy được những đóng góp của thi pháp không gian , thời gian trong việc thể hiện nội dung, thể hiện những tâm tư tình cảm mà nhân vật trữ tình muốn truyền đạt. Đặc biệt hơn cả là qua đây sẽ giúp cho chúng ta thấy được nét độc đáo riêng biệt trong thơ Tố Hữu. Nghiên cứu về Tố Hữu, về không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ ông còn là nguồn tư liệu cần thiết cho việc nâng cao hiểu biết phục vụ cho quá trình học tập hôm nay và công tác giảng dạy về Tố Hữu sau này.
    I. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    1. Đối tượng


    Đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề: Không gian thời


    gian nghệ thuật trong các tác phẩm thơ Tố Hữu


    2. Phạm vi nghiên cứu


    Phạm vi mà đề tài tập trung nghiên cứu là tác giả Tố Hữu và các bài thơ của ông trong những tập thơ: Từ ấy(1937-1946), Việt Bắc(1947-1954), Gió lộng(1955-1961), Ra trận(1962-1971), Máu và Hoa(1972-1977), Một tiếng đờn(1979-1992),Ta với ta(1992-1999).
    II. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


    Tố Hữu là một trong số ít những nhà thơ có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Nhà thơ chinh phục được trai tim nhân dân bằng những năm tháng gắn bó với mọi người bằng lẽ sống đẹp, và đã nói hộ quần chúng khát vọng sâu xa của họ bằng chính nhịp đập của trái tim nghệ sỹ. Hơn năm mưoi năm, thơ Tố Hữu đã được quần chúng đón nhận và trở thành tài sản tinh thần của họ. Từ già đến trẻ, người Việt Nam hầu như chẳng có ai là không thuộc, không yêu ít nhiều thơ Tố Hữu. Thơ ông trở



    thành đề tài thu hút công sức nghiên cứu của đông đảo các nhà nghiên cứu, phê bình văn học nứoc ta trong mấy chục năm qua. Các công trinh phê bình giới thiệu của các nhà văn, nhà thơ Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Nguyễn Đình Thi, Hoàng Trung Thông Các chuyên luận và bài nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn Hạnh, Nguyễn Đăng Mạnh, Hà Minh Đức Đều đã đề cập đến nhiều mặt quan trọng khác nhau của thơ Tố Hữu.
    Nhìn chung, thơ Tố Hữu đã được đánh giá, phân tích về mọi mặt từ nội dung, tư tưỏng tới hình thức phong cách, từ đề tài, chủ đề, hình tượng tới phương pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ Trong đó vấn đề không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu đang được chúng tôi nghiên cứu ở đây đã được một số nhà nghiên cứu văn học đề cập đến. Tiêu biểu như tác giả Trần Đình Sử với hai công trình lớn Dẫn luận thi pháp học(xuất bản 1998) và Thi pháp thơ Tố Hữu(xuất bản 2005). Bên cạnh đó vấn đề này còn được đề cập ít nhiều trong công trình Nghiên cứu thi pháp thời gian trong thơ Tố Hữu được đăng trên báo Tạp chí Sông Hương số ra ngày 13-9-2010. Cụ thể:
    1. Công trình nghiên cứu Thi pháp thơ Tố Hữu của giáo sư Trần Đình Sử là một công trình nghiên cứu về thi pháp không gian, thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu đầy đủ nhất, phong phú nhất từ trước tới nay. Ở đây, tác giả chỉ racác dang thức biểu hiện của không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu bao gồm: Không gian con đường cách mạng (trên con đường ấy thực sự là không gian xã hội cho mọi con người Việt Nam) và không gian vũ trụ. Tác giả đã so sánh không gian vũ trụ trong thơ Tố Hữu với khônggian vũ trụ trong các tác phẩm thơ, văn của một số tác giả khác để làm nổi bật lên đặc điểm riêng biệt của thơ Tố Hữu. Đó là không gian vũ trụ hòa nhập với không gian xã hội, không gian trong thơ Tố Hữu luôn luôn vận động. Bên cạnh đó, tác giả còn chỉ ra các dạng thức biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu. Đó là thời gian lịch sử với nhiều bình diện khác



    nhau, khắc họa dòng thời gian vận động mang nhịp sông lớn của thời đại. Đồng thời, thời gian trong thơ Tố Hữu luôn vận động hướng về tương lai khác với thời gian trong thơ cổ và thơ ca cách mạng đầu thế kỷ XX.
    2. Trong công trinh nghiên cứu Dẫn luận thi pháp học cũng của giáo sư Trần Đình Sử, tác giả đã đua ra một số khái niệm về không gian, thời gian nghệ thuật, các hình thức không gian, thời gian trong văn học. Bên cạnh đó,tác giả đã phân tích không gian nghệ thuật cụ thể trong thi phap thơ Tố Hữu. Cũng tương tự như công trình nghiên cứu Thi pháp thơ Tố Hữu ở trên, ở đây không gian nghệ thuật trong thơ Tố Hữu được biểu hiện rõ nhất ở dạng không gian con đường cách mạng. Con đường là không gian lộ thiên gắn với không gian vũ trụ truyền thống trong thơ cổ điển.
    3. Trong công trình Thi pháp thời giam nghệ thuật trong thơ Tố Hữu được đăng trên tạp chí Sông Hương. Tác giả Hoàng Dũng không đi tìm hiểu những biểu hiện cụ thể của thời gian nghệ thuật mà chỉ đi vào tìm hiểu một khía cạnh thời gian nghệ thuật, đó chính là mùa xuân và mùa thu trong thơ Tố Hữu. Tác giả đả thống kê sốlần mùa xuân và mùa thu xuất hiện, sự vận động, chuyển hóa của hai mùa này theo hiện thực cách mạng của nhà thơ. Mùa xuân trong Từ ấy và Việt Bắc còn là sự khat khao, ước ao, chờ đợi. Đến Gió lộng thì mùa xuân đã trở thành hiện thực và trở thành người bạn trò chuyện với nhà thơ. Sang Ra trận thì mùa xuân đã trở thành một người chiến sỹ thực sự , mang một sức sông khỏe mạnh, hùng tráng, gắn liến với những anh hùng thời đại như: cô dân quân, anh giải phóng quân, Bác Hồ
    Nói về mùa thu, tác giả chỉ rõ sự chuyênt biến của mùa thu. Mùa thu trong Từ ấy là cái gì đó tàn tạ, mất mát hay báo hiệu cái tàn tạ, mất mát.Sau cách mạng tháng tám, mùa thu đã mang một màu sắc mới, trở thành mùa vui mùa của cách mạng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...