Tiểu Luận Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật trong tố tụng

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD="align: left"]Nguyên tắc của pháp luật được hiểu là nguyên lý, tư tưởng chủ đạo cơ bản có tính xuất phát điểm, cấu thành một bộ phận quan trọng nhất, thể hiện tính toàn diện, linh hoạt, thấm nhuần toàn bộ nội dung cũng như hình thức của hệ thống pháp luật, là cơ sở chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật. Tố tụng hình sự với tư cách là hoạt động pháp luật của cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm cũng phải tuân theo những nguyên tắc nhất định là điều tất yếu. Trong khoa học luật tố tụng hình sự, nguyên tắc của luật tố tụng hình sự là “những phương châm, định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự”, được các văn bản pháp luật ghi nhận. Một trong những nguyên tắc đó là: “Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật trong tố tụng hình sự”. Bài viết dưới đấy sẽ tập trung khai thác những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất xoay quanh nguyên tắc này.

    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    1. Cơ sở hình thành nguyên tắc
    Trong Luật La Mã cổ, thuật ngữ “Praesumptio boni viri” được hiểu là một suy đoán pháp lý “người tham gia tố tụng được coi là trung thực cho đến khi bị chứng minh họ không phải là người trung thực”. Suy đoán này được thừa nhận như là một nguyên tắc của luật tố tụng dân sự trong việc xác định tư cách và quyền bình đẳng của các đương sự, được áp dụng trong các tranh chấp để buộc các bên phải đưa ra các chứng cứ chứng minh, chứ không chỉ đưa ra các yêu cầu tranh chấp.
    Trong tố tụng hình sự thì lại khác. Nhà nước chiếm hữu nô lệ không thừa nhận nô lệ là chủ thể của quan hệ pháp luật nên vấn đề lỗi của nô lệ không được xem xét đến trong các quan hệ có liên quan đến lợi ích của nhà nước. Nhà nước phong kiến tiếp tục kế thừa tư tưởng trên và áp dụng nguyên tắc suy đoán có lỗi. Người bị buộc tội (người bị tạm giữ, người bị khởi tố hình sự, người bị đưa ra xét xử) luôn bị coi là có lỗi, cho nên các biện pháp tra tấn, dùng nhục hình là một công cụ hợp pháp để điều tra vụ án. Nhà nước tư sản đã đưa ra nhiều tư tưởng tiến bộ về quyền con người và quyền công dân, một trong những tư tưởng tiến bộ đó là suy đoán không phạm tội. Nhưng tư tưởng suy đoán không phạm tội trong thời kỳ đầu của nhà nước tư sản vẫn chưa được coi là một nguyên tắc của luật tố tụng hình sự mà mới chỉ được thể hiện như là một lập luận để chống lại các hình thức cưỡng chế khắc nghiệt vẫn còn tồn tại trong nhà nước tư sản lúc đó. Như vậy, về mặt pháp lý, nguyên tắc suy đoán không phạm tội (hay ý tưởng của nó) chỉ được ghi nhận khi Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp ra đời năm 1789. Nó đã đặt một nền tảng pháp lý quan trọng, có ảnh hưởng to lớn đến tư duy pháp lý của nhiều nước về bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự của người bị buộc tội[1].
    1.1. Cơ sở thực tiễn
    Thứ nhất, về dư luận xã hội
    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD="align: left"]H[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    iện nay, trong xã hội còn không ít người quan niệm rằng, một người bị khởi tố, đã bị bắt tạm giam là có tội nên mọi người đối xử với họ với thái độ khinh miệt, xa lánh, thậm chí những người thân của họ cũng khinh rẻ, hắt hủi, kể cả sau một thời gian tiến hành điều tra, cơ quan điều tra chứng minh là họ không có hành vi phạm tội, họ được trả tự do nhưng khi trở về với gia đình và xã hội vẫn bị mặc cảm. Nguyên tắc này không chỉ ngăn chặn sự phân biệt đối xử của cơ quan tiến hành tố tụng mà còn có ý nghĩa đặc biệt là xoá sự mặc cảm của gia đình và xã hội khi họ được Toà án tuyên vô tội. Khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì bị can, bị cáo không bị coi là có tội. Bản án hình sự là hình thức pháp lý của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự và tố tụng hình sự chỉ do Tòa án ban hành trong đó tuyên bố một người phạm tộ hoặc vô tội.
    Thứ hai, về cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng
    Hàng năm, các Toà án xét xử án hình sự vẫn chưa phát hiện hết được người bị kết án bị oan, những vụ kết án oan người vô tội thì chưa được thống kê cụ thể. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đã xem xét rất khách quan nhưng vì trình độ có hạn nên xác định sai sự thật, xác định sai tội danh, áp dụng điều luật không đúng. Vì vậy, để khởi tố, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật thì không chỉ yêu cầu người tham gia tố tụng phải khách quan mà còn phải có một trình độ pháp luật uyên thâm, kinh nghiệm pháp lý giỏi thì mới đáp ứng yêu cầu.
    Khác với tố tụng tranh tụng của một số nước trên thế giới, tố tụng hình sự của Việt Nam thiên về xu hướng tố tụng thẩm vấn. Mọi diễn biến vụ án đã được viết lại bằng hồ sơ vụ án, khi đọc hồ sơ vụ án người tiến hành tố tụng đã bị chi phối bởi các tình tiết của vụ án được tường thuật mà các tình tiết này có thể là sự thật và cũng có thể không phải là sự thật, nhưng nói chung các tình tiết của vụ án được thu thập theo một trình tự do pháp luật quy định nên tư duy của người tiến hành tố tụng nước ta đã hằn vào tâm trí là: bị can, bị cáo là người có tội[SUP]([2])[/SUP]. Vì vây, cần đưa ra nguyên tắc này để điều chỉnh thói quen tâm lý của người tiến hành tố tụng. Hơn nữa do tác động, chi phối từ bên ngoài và hoạt động tố tụng, một bộ phận những người tiến hành tố tụng bị hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực công tác hoặc bị tha hóa về phẩm chất đạo đức nên đã đưa ra những quyết định thiếu chính xác, không đúng pháp luật. Vì vậy, việc áp đề ra và áp dụng nguyên tắc này chính là phương tiện pháp lý quan trọng chống lại những vi phạm có thể xâm hại đến những người là bị can, bị cáo.

    [HR][/HR][1] Xem thêm: Quy định nguyên tắc suy đoán không phạm tội để bảo vệ quyền con người của người bị buộc tội

    Tác giả: TS. Nguyễn Quang Hiền - Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh
    Nguồn: Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử
    Website: http://www.intecovietnam.com;



    [SUP]([2])[/SUP] Xem bài: Án oan sai có phần do cơ quan tố tụng chỉ chú trọng buộc tội!

    Tác giả: Hải Lý; Website: http://www.baomoi.com
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...